Bệnh Thương Hàn (Salmonella) Ở Gà

75 Likes comments off

Bệnh thương hàn ở gà hay có tên gọi khoa học là bệnh Salmonellosis, là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn mang tên Salmonella gallinarum pullorum gây nên. Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Hôm nay megachoi.com sẽ cùng anh em tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh thương hàn ở gà.

Bệnh Thương Hàn Ở Gà
Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh thương hàn ở gà.

Bệnh thương hàn ở gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ gà mới nở, gà vài tuần tuổi cho đến khi gà trưởng thành. Bệnh xảy ra ở thể cấp tính ở gà con và thể mạn tính ở gà lớn.

I. NGUYÊN NHÂN chính khiến gà mắc bệnh thương hàn là do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Vi khuẩn này được tìm thấy trong cả động vật máu lạnh và động vật máu nóng, thậm chí chúng có cả trong môi trường.

Trong thiên nhiên gà, gà tây, gà sao mẫn cảm với bệnh, các loài thủy cầm hay các loài chim hoang đều có thể mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện bệnh.

– Ở gà con bị bệnh vi khuẩn có trong máu, phủ tạng, tủy xương, túi lòng đỏ chưa tiêu.

– Ở gà lớn mầm bệnh có trong buồng trứng, dịch hoàn, các cơ quan có biểu hiện bệnh tích.

II. TRIỆU CHỨNG BỆNH THƯƠNG HÀN Ở GÀ

Bệnh thương hàn ở gà có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 – 4 ngày, ở thể cấp tình tỷ lệ chết cao, từ 70 – 100%. Tùy vào từng lứa tuổi của gà mắc bệnh và độc lực của vi khuẩn mà bệnh thương hàn gà có các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

a. Triệu chứng ở gà con

Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà con
Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà con

Trong quá trình ấp, nếu theo dõi có thể phát hiện đàn gà bị bệnh hay không:

+) Cuối ngày 18, khi chuyển gà từ máy ấp sang máy nở, dấu hiệu đầu tiên là gà mổ mỏ nhưng phôi chết nhiều.

+) Nếu phôi không chết thì yếu ớt, còi cọc.

+) Cuối ngày 21, gà con bị chết do quá yếu không đạp vỡ vỏ chui ra được.

Gà bị tiêu chảy, phân trắng xuất hiện chất nhày

Quan sát sẽ thấy phân dính vào hậu môn, đóng cục

Tỷ lệ chết cao thường ở hai thời kỳ:

+) Thời kỳ đầu: Ngày thứ 5-7 sau khi nở, gà con chết do nở từ trứng bị nhiễm bệnh.

+) Thời kỳ hai: Cuối tuần lễ thứ 2 (ngày 13-15), gà con chết do bị nhiễm bệnh từ máy ấp

b. Triệu chứng ở gà trưởng thành

Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà trưởng thành
Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà trưởng thành

Thường hay mắc ở thể ẩn tính.

Gà bệnh thường có biểu hiện tiêu chảy phân loãng màu xanh, khát nước, mào nhợt nhạt.

Gà mái bị bệnh xoang bụng tích nước do viêm buồng trứng và viêm phúc mạc, bụng gà trễ xuống đứng dáng đứng “chim cánh cụt”.

Gà ốm yếu, giảm ăn, sụt cân

Với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm.

Bệnh tích ở gà

Bệnh thương hàn ở gà, khi mổ sẽ thấy các bệnh tích sau:

Bệnh tích gà bị bệnh thương hàn
Bệnh tích gà bị bệnh thương hàn

1. Gà con

Túi lòng đỏ không tiêu có mùi hôi khắm, trong có chứa chất nhầy màu trắng

Gan và lá lách sưng to, xuất hiện nhiều điểm hoại tử có màu trắng lấm tấm

Quan sát thấy thận gà sung huyết đỏ, phổi tim và thành dạ dày có nhiều điểm trắng xám nhạt

Khi mổ thấy màng ngoài bao quanh tim có chứa nhiều dịch rỉ vàng

Ruột viêm với các mảng trắng trên niêm mạc ruột

2. Gà trưởng thành

Gan gà sưng, hoại tử, màu trắng xám

Xác chết gầy

Tim gà có u, hoại tử, xoang bao tim tích nước có fibrin

Ruột viêm hoại tử và loét thành từng vệt trên niêm mạc

3. Gà mái đẻ trứng

Ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm

Nang trứng méo mó dị hình

Gà trống bị bệnh thì chủ yếu là viêm dịch hoàn

III. Cách trị bệnh thương hàn ở gà

Trị bệnh thương hàn
Cách trị bệnh thương hàn ở gà

Các dạng bệnh đều do Salmonella spp. gây ra, cho nên trên thực tế sản xuất không cần phân biệt rõ chủng loài (thường dùng trong nghiên cứu và nuôi cấy phòng thí nghiệm). Có thể áp dụng các biện pháp sau để khống chế bệnh:

1. Tiêm (Inj): Việc tiêm cho gia cầm có nhiều khó khăn. Tuy nhiên chúng tôi giới thiệu để dùng trong trường hợp nuôi nhỏ lẻ, hoặc gia cầm giá trị kinh tế cao (chim kiểng, gà đá,…), hoặc trại có thể tách riêng điều trị những con bệnh nặng {có thể tiêm trong những ngày đầu, sau đó tiếp tục dùng đường miệng (O)}.

a. Kháng sinh: Chọn các kháng sinh có phổ kháng khuẩn trên Salmonella spp.. Có thể dùng các sản phẩm sau để điều trị:

Vime Floro FDP 1ml/ 5kg thể trọng, ngày/ lần, 4-5 ngày liên tục.

Hoặc Tylovet 1ml/ 5 kg thể trọng, ngày/ lần, 4-5 ngày liên tục.

Hoặc Enroxic LA 1ml/ 25 kg thể trọng, cách 48 giờ/liều, 3 liều.

b. Thuốc hỗ trợ: Giúp nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể: Vimekat: 1ml/ 5kg, ngày/lần, 2-3 liều,

2. Cho uống/ăn (O): Việc dùng thuốc qua đường miệng (O) bằng cách cho ăn hoặc cho uống thuận tiện do không gây stress cho đàn, ít công lao động. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị không như ý do: chậm, bệnh nặng khó khống chế, gà bệnh không ăn hoặc ít uống, mùi vị thuốc làm gà giảm ăn, thuốc cấp sẽ không đồng đều,…

a. Kháng sinh:

– Chọn các kháng sinh có phổ kháng khuẩn trên Salmonella spp., hoặc kháng sinh có thể điều trị thêm bệnh khác (nếu là bệnh ghép).

– Mục đích:

+ Giúp khống chế mầm bệnh trong toàn đàn,

+ Kết hợp với việc tiêm thuốc giúp kéo dài thời gian có nồng độ thuốc cao trong cơ thể

+ Giúp giảm công lao động,

+ Giảm stress cho đàn do bắt tiêm.

– Thuốc giới thiệu:

+ Vime Floro FDP uống: 1ml/ 10kg thể trọng (hoặc 1ml/ lít nước uống), 5-7ngày liên tục

+ Hoặc Vime-Florcol 400 1kg/tấn thức ăn, liên tục 7 ngày.

+ Hoặc Vimenro 200 1ml/ 10-15kg thể trọng, hoặc 1ml/ 1-1,5 lít nước uống, 5-7 ngày liên tục

b. Thuốc hỗ trợ:

Elecamin: 2ml/ lít nước uống, 5-7 ngày liên tục

Hoặc Vimix plus: 1g/ lít nước uống, 5-7 ngày liên tục

Kết hợp Glucose KC: 1 g/ lít nước uống, liên tục 7 ngày

* Trường hợp dùng nhiều loại thuốc qua đường miệng cùng lúc:

+ Có thể dùng 1 loại qua đường uống, loại khác qua đường trộn thức ăn.

+ Hoặc buổi sáng dùng 1 loại thuốc uống (thường là thuốc đặc trị), nâng cao liều khi pha thuốc, buổi chiều hoặc ban đêm dùng thuốc hổ trợ, hoặc chất điện giải,…

IV. PHÒNG BỆNH THƯƠNG HÀN

Cách phòng bệnh thương hàn ở gà
Cách phòng bệnh thương hàn ở gà

Việc phòng bệnh Thương hàn gà có nhiều khó khăn, do bệnh truyền dọc từ gà bố mẹ sang trứng, gà con vừa nở ra đã có thể mắc bệnh. Đôi khi gà bố mẹ không bị nhiễm nhưng gà con có thể bị nhiễm qua dụng cụ, máy ấp, nở,… Cho nên phòng bệnh triệt để cần có sự đồng bộ trong quản lý môi trường chăn nuôi, tiêu độc sát trùng chuồng trại, con giống sạch bệnh, vệ sinh thiết bị ấp nở, và chương trình vaccine cho đàn giống chặt chẽ.

Có thể phòng bệnh bằng các cách sau:

1. Vaccin: dùng tiêm phòng cho gà đẻ (gà giống hoặc gà trứng thương phẩm) giúp tránh sự truyền dọc, lây từ gà bố mẹ sang trứng sang gà con.

Gà hậu bị (khoảng trên 14 tuần tuổi)

– Mũi 1: Vaccin sống dòng SG9R (Cevac SG9R)

– Mũi 2: (sau mũi 1 khoảng 3 – 4 tuần): Vaccin vô hoạt (Corymune 4 và Corymune 7)

2. Dùng kháng sinh: Dùng kháng sinh cho ăn/ uống (như phần trị bệnh).

Với bài viết này megachoi.com hi vọng anh em sẽ hiểu thêm về bệnh thương hàn ở gà chọi và có cách điều trị bệnh hiệu quả cho đàn gà nhà mình.

Có thể bạn quan tâm