Gà Bị Yếu Gân – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

110 Likes 23 Comments

Thời gian gần đây rất nhiều anh em có hỏi mình về vấn đề gà chọi bị yếu gân khắc phục như nào? Hoặc gà bị mất gân có chữa được không? Có thuốc chữa gà bị mất gân không? Hôm nay mời anh em tham khảo bài viết này, hi vọng anh em sẽ có hướng khắc phục cho chiến kê của mình.

Cách chữa gà mất gân
Cách chữa gà mất gân

Thông thường khi nhận thấy gà của mình chân đá nhẹ, gà đá thiếu lực hoặc không có lực, nhảy lên hay ngã, khi đá sang đến hồ 2 hoặc hồ 3 là không thể nhảy lên đá nữa mà chỉ đi lối hoặc đi lang thang chịu đòn, để cho đối thủ đánh…. thì anh em nghĩ ngay đến gà mình đang có vấn đề về gân gối hay nhiều sư kê vẫn thường gọi là gà yếu gân hay gà bị mất gân.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị yếu gân hay mất gân. Nhưng theo kinh nghiệm của mình gà bị yếu gân thường do những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân gà yếu gân:

  • 1. Do chế độ ăn uống (gà được nuôi bằng thức ăn công nghiệp)
  • 2. Do môi trường nuôi (được nuôi ở một không gian quá chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu nắng)
  • 3. Chế độ tập luyện chưa đúng cách
  • 4. Gà bị đau chân trong một thời gian dài nên ít vận động dẫn đến cơ đùi 2 bên phát triển không đồng đều.

Nguyên nhân gà bị mất gân:

  • 1. Gà mất gân do tiêm phòng hoặc tiêm thuốc bổ vào phần cơ đùi. Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh ở liều cao tiêm vào phần đùi trong thời gian dài
  • 2. Cách vần đòn, vần hơi hoặc om chườm không đúng cách cũng là lý do khiến gà bị mất gân
  • 3. Vần gà quá sớm khiến cho gà chọi bị ép đòn quá tải dẫn đến mất gân, nhiều con om đòn, hỏng xương
  • 4. Vào nghệ cho gà không đúng cách
  • 5. Thời gian thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 không cản mái khiến cho gà đạp mái quá nhiều gây mất gân
  • 6. Do di truyền của các dòng gà. Một số dòng gà sau khi thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 thì không còn khả năng thi đấu.
  • 7. Gà bị sốt quá cao ở một khoảng thời gian lâu
  • 8. Gà bị tiêu chảy dài ngày

Chú ý: Vấn đề gà chọi yếu gân có nhiều con khắc phục được, tuy nhiên trong một số trường hợp không thể khắc phục được do tố chất con gà, nếu gặp phải con gà thử nhiều lần nhưng vẫn không thấy tiến triển thì anh em nên bỏ.

Cách khắc phục gà chọi bị yếu gân:

Thường trường hợp gà yếu gân hay gặp ở gà tơ hoặc gà mới thay lông xong nên anh em cần xem lại chế độ ăn uống và môi trường nuôi gà tơ, bổ sung cho gà thêm một số chất cần thiết. Với gà mới thay lông xong do thời gian nghỉ dài, kết hợp việc lên cân nên cần phải có thời gian để gà lấy lại phong độ.

Gà có bị tăng cân hay giảm cân một cách đột ngột không? Đây cũng là môt trong những nguyên nhân chính làm gà bị yếu gân. Lúc này anh em cần điều chỉnh chế độ ăn uống để gà về lại chạng cân thích hợp cho gà lấy lại phong độ.

Cac bạn có thể tham khảo 2 bài viết sau:

Cách khắc phục gà chọi bị mất gân:

Khi nhận thấy gà của mình kỳ này vần chân đá yếu hơn, không có lực như kỳ trước thì anh em cần phải chú ý xem lại những vấn đề sau:

  • Kiểm tra xem trong quá trình nuôi gà có bị đau chân không? Nhiều con bị đau chân hay đứng co chân, ít vận động dẫn đến tình trạng một bên đùi bị teo đi, sau khi bình phục gân gối sẽ kém. Lúc này anh em cần phải nuôi phục hồi lại bằng các bài tập nhỏ như cho gà chạy lồng với cường độ tăng dần, cho gà vần hơi, hạn chế vần sát thương vì rất hại cho gà.
  • Nếu gà uống quá nhiều kháng sinh như nhộng lao đỏ (đây là loại kháng sinh nặng, cơ thể người 50kg đến 80kg mới dùng có 1 viên 1 lần, nhưng không hiểu sao nhiều sư kê vẫn tương cho 1 con gà có thể trạng 3kg nguyên một viên, thậm chí nhiều anh em chơi sáng một viên, tối 1 viên). Nếu do kháng sinh thì anh em chú ý cho gà uống giải độc gan, tăng lượng rau xanh cho gà và uống điện giải kết hợp tập chạy lồng và vần hơi với cường độ tăng dần.
  • Xem lại cách om gà, nhiều anh em có thói quen om nước nóng già với hi vọng da gà sẽ dầy lên để giảm sát thương khi thi đấu nên cứ ấp khăn nóng mạnh vào phần đùi gà và hông gà, nhiều anh em còn lấy khăn nóng ấp vào đầu gối gà…. làm cho gân gà bị ảnh hưởng.
  • Xem lại cách vào nghệ cho gà. Nhiều con gà tơ mới nhảy 1, 2 trận nhưng anh em vẫn vào nghệ rất đặc cho gà và để qua đêm. Vào kiểu này rất hại cho gà tơ, nhiều con mất hẳn gân luôn.
  • Sau khi xem lại những vấn đề nêu trên thì anh em cần cho gà uống thêm thuốc bổ gân và thuốc tăng cơ bắp trong quá trình hồi phục gân gối.

Chú ý: Để gà lấy lại được phong độ, và hồi phục gân gối thì anh em cần phải kiên trì tập luyện cho gà theo bài bản và uống một số loại thuốc bổ trợ. Ngoài ra anh em cũng nên tham khảo bài tập phục hồi gân gối cho gà dưới đây.

Phục hồi gân gối cho gà
Phục hồi gân gối cho gà

Bài tập 1: Lấy tay phải đặt dưới lườn trước và tay trái đặt dưới lườn sau của gà có gân yếu hoặc mất gân. Từ từ nâng gà lên độ cao khoảng 30cm so với mặt đất rồi thả tay ra cho gà rơi tự do. Thực hiện lặp đi lặp lại cách làm này 10 lần trong khoảng 5 ngày đầu tiên. Tiếp theo đó sẽ bắt đầu tăng dần lên cho đến đạt mức 100 lần/ ngày.

Bài tập 2: Dùng tay phải đặt dưới lườn trước của gà, sau đó hất gà lên cao để tạo độ hẫng rồi bắt đầu rơi tự do xuống đất. Mục tiêu của bài tập 2 giống như bài tập 1 là 10 lần/ 5 ngày đầu tiên. Và 100 lần/ ngày sau đó.

Bài tập 3: Cho gà chạy lồng dài, lồng tròn mỗi ngày 15 đến 30 phút tùy con chạy khỏe hay chạy yếu, sau đó cho gà nghỉ ngơi ở chuồng rộng có để một cầu cao vừa tầm cho gà nhảy lên ngảy xuống, sẽ rất tốt cho gà tập lực bật và lực cánh.

Mỗi ngày đều cho thực hiện cách chữa gà chọi bị mất gân, gân yếu với bài tập ở trên. Sau đó cho gà nghỉ ngơi bằng cách cho tự do đi lại khoảng 10 phút. Tiếp tục dùng tay đặt ngang cổ và xoay nhẹ nhàng theo hình tròn trong khoảng 5 phút. Chịu khó massage cho gà hay còn gọi là “đánh tay” cho gà,

Lưu ý: Trong suốt thời gian cho thực hiện 2 bài tập trên thì cần phải quan sát xem gà khi tiếp đất có bị khụy gối hay không. Nếu có thì giảm tốc độ của bài tập xuống để cho gà quen dần. Sau đó mới bắt đầu nâng dần tốc độ lên.

Có thể bạn quan tâm

23 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *