Cách Nuôi Gà Chọi Chiến Chuẩn C1

103 Likes 2 Comments

Hôm nay mình sẽ chia sẻ một số cách nuôi gà chọi chiến để anh em cùng tham khảo và cho ý kiến. Với kinh nghiệm nuôi gà nhiều năm, mình đã đạt được nhiều thành công nhưng kèm theo đó cũng rất nhiều thất bại. Hi vọng sau khi chia sẻ kinh nghiệm của mình anh em sẽ tham khảo và tìm ra một cách nuôi gà đá cho riêng mình.

Cách nuôi gà chọi chiến
Cách nuôi gà chọi chiến

Cách đây nhiều năm khi mới bắt đầu chơi gà chọi mình đã gặp không ít những thất bại làm ảnh hưởng đến kinh tế vì đi đá toàn thua hoặc làm hỏng những con gà chọi hay khi chưa có kinh nghiệm nuôi gà chọi chiến. Nhưng qua việc không ngừng học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ những trận thua, từ những con gà hỏng trong quá trình nuôi mình cũng dần dần tìm được chiến thắng, từ những trận thắng nhỏ đến những chiến thắng đỉnh cao ở đấu trường C1.

Ô Quỷ ăn C1 Thanh Hóa
Ô Quỷ ăn C1 Thanh Hóa

Nuôi gà chọi chiến là một công việc khá vất vả vì nó đòi hỏi sự tỷ mỉ, chăm chỉ và đặc biệt là sự kiên nhẫn. Mỗi người nuôi sẽ có một phương pháp khác nhau nên trong bài viết này mình chỉ chia sẻ những cái được gọi là căn bản nhất để anh em mới chơi có cái tham khảo.

Chú ý: Nuôi gà chọi khỏe không đảm bảo gà sẽ ăn kỳ, để gà ăn được nhiều kỳ nó còn bao gồm rất nhiều yếu tố, đặc biệt là sự duyên trường

Đầu tiên trước khi nuôi gà chọi chiến anh em nên học cách nuôi gà chọi tơ. Ở bài viết trước mình đã chia sẻ cách nuôi gà chọi tơ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Nếu anh em nào chưa đọc thì có thể đọc lại trước khi đọc bài hướng dẫn cách nuôi gà chọi chiến này.

Xem: Cách nuôi gà chọi tơ

Để nuôi một chú gà chiến khỏe manh, đạt phong độ tốt thì anh em cần chú trọng những vấn đề chính:

  • Chế độ ăn cho gà chọi
  • Cách om gà chọi
  • Cách tập lực cho gà chọi
  • Các loại thuốc bổ cho gà chọi
  • Bệnh thường gặp ở gà chọi
  • Phục hồi gà sau khi đá

1. Chế Độ Ăn Của Gà Chọi Chiến

Chế độ ăn cho gà chọi chiến
Chế độ ăn cho gà chọi chiến

Gà chọi chiến khác với gà chọi tơ nên chế độ ăn anh em cho ăn 2 bữa thóc vào buổi sáng và buổi chiều tối (nên cho ăn đúng giờ để gà có bộ máy tiêu hóa tốt). Buổi trưa anh em bổ sung thêm cho gà mồi tươi, rau xanh. Mồi tươi anh em có thể cho ăn thịt bò, lươn, trạch, rắn, ếch, cóc….và nên cho ăn chín, rau xanh thì nên cho ăn rau muống, giá đỗ, cà chua….trước khi ăn nên rửa sạch tránh trường hợp rau có phun thuốc sâu dẫn đến hỏng đường ruột của gà hoặc gà bị đi ỉa. Anh em có thể tìm hiểu kỹ hơn về chế độ ăn cho gà chọi.

Ngoài ra thì việc kết hợp cho gà dùng thêm một số loại thuốc bổ cũng rất quan trọng, bằng chứng cho thấy đất nước Thái Lan nổi tiếng về gà chọi, đại đa số các sư kê bên đó họ cho gà uống thuốc bổ mỗi ngày.

2. Cách Om Gà Chọi Chiến

Cách om gà chọi chiến
Cách om gà chọi chiến

Theo mình nhận thấy mỗi người nuôi sẽ có cách om khác nhau từ nguyên liệu om đến thời gian om. Có người thích om gà vào buổi sang sau khi ăn xong, có người thích tranh thủ om gà vào buổi trưa hoặc chiều tối. Nhưng theo mình nếu anh em có điều kiện thì om gà vào buổi sáng là tốt nhất, sau khi om xong anh em có thể cho gà chạy lồng tập thể lực. Buổi trưa nếu có nắng anh em nên phun nước chè và phơi nắng cho gà thì gà sẽ rất đỏ và bóng. Mình đã có bài viết rất chi tiết về cách om gà, anh em có thể tham khảo: Cách om gà chọi

3. Tập Lực Cho Gà Chọi Chiến

Cách vần gà chọi
Cách vần gà chọi

Tập lực cho gà chọi thì gồm công đoạn vần gà và chạy lồng. Anh em kết hợp vần đòn với vần hơi xen kẽ để gà vừa có độ tải đòn, vừa có sức bền và độ dẻo dai. Nếu vần đòn thì cứ mỗi một hồ đòn 15 phút cho gà nghỉ 5 ngày (ví dụ vần 2 hồ đòn thì cho nghỉ 10 ngày) và một hồ hơi 30 phút cho gà nghỉ 5 ngày. Tuy nhiên anh em còn phải xem thương tích sau mỗi trận vần để có lịch nghỉ cho hợp lý, ở những ngày nghỉ anh em có thể cho gà tập thể lực bằng cách cho gà chạy lồng. Anh em có thể tham khảo thêm bài viết sau:

4. Phục Hồi Gà Sau Đá

Phục hồi gà sau đá
Phục hồi gà sau đá

Đây có lẽ là công đoạn hết sức quan trọng, quyết định đến việc thành công hay thất bại khi mang gà đi đá. Nếu anh em không biết cách phục hồi thì gà chọi sẽ yếu đi hoặc tụt lực, kỳ sau nhảy lại rất kém hoặc mất gân và điều tồi tệ nhất là gà có thể về om đòn, ốm chết.

Anh em có thể tham khảo bài viết sau về cách phục hồi gà sau đá, bài viết này rất quan trọng nên anh em phải đọc kỹ để áp dụng.

Xem: Phục hồi gà sau đá

5. Vào Nghệ Cho Gà

Cách vào nghệ cho gà chiến
Cách vào nghệ cho gà chiến

Việc vào nghệ cho gà chọi rất quan trọng, ngoài việc làm cho da gà dày và đỏ đẹp hơn nó còn có tác dụng giúp gà ngót mỡ và khô ráo đặc biệt là chịu đòn khi thi đấu. Anh em có thể xem chi tiết: Cách vào nghệ cho gà chọi

6. Chữa Những Bệnh Thường Gặp Ở Gà Chọi

Bệnh thường gặp của gà chọi
Hướng dẫn chữa những bệnh thường gặp của gà chọi

Anh em nghĩ sau khi vừa mua một con gà chọi chiến đắt tiền về nó lại lăn ra ốm mà không biết bệnh gì? Hoặc trường hợp chăm sóc mấy tháng trời, gần đến ngày đá thì gà có biểu hiện bất thường về sức khỏe? Đúng là công toi đúng không? Vậy việc cần làm lúc này là phải tìm hiểu những loại bệnh thường gặp ở gà chọi để có cách khắc phục nhanh và sớm nhất có thể để lấy lại phong độ cho gà. Mình đã có một bài viết rất chi tiết về những loại bệnh thường gặp cho gà, anh em hãy tham khảo ngay nhé!

Xem: Những loại bệnh thường gặp ở gà chọi

7. Dùng những loại thuốc bổ trợ chuyên dụng

Mình khuyên anh em nên dùng 4 loại thuốc sau trong chế độ nuôi gà của mình. Đảm bảo sẽ nhận thấy sự khác biệt.

Thuốc tăng cân cho gà chọi
Bộ Thuốc Nuôi Hàng Ngày

 

Chú ý: Theo kinh nghiệm của mình thì mỗi ngày mình cho gà uống 1 viên bổ nội tạng, 1 viên bổ xương và 2 viên tăng cơ bắp ngoài ra vẫn bổ sung mồi tươi và rau xanh bình thường. Sau một thời gian dùng thuốc thì mình thấy gà cải thiện rõ rệt, đặc biệt sau khi đi đá hoặc đi vần về gà rất nhanh hồi phục và ít khi bị ốm vặt.

Chúc anh em vui vẻ!

Có thể bạn quan tâm

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *