Gà Không Chịu Chọi, Bỏ Đòn, Bể Đòn Chữa Như Nào?

440 Likes 8 Comments

Có khá nhiều anh em mới chơi gà chọi hay gặp tình trạng gà chọi không chịu chọi, con đánh con không hoặc tự dưng bỏ đòn, nhìn thấy con nào cũng sợ… mà không hiểu nguyên nhân và cách khắc phục. Vậy hôm nay mời anh em cùng Megachoi tìm hiểu một số trường hợp gà chọi không chịu đá và cách khắc phục nhé!

Gà không chị chọi

Như anh em cũng biết, để nuôi được một con gà chọi khỏe mạnh từ khi còn bé đến lúc trưởng thành, bắt đầu vào chế độ vần, xổ là điều hết sức khó khăn, thông thường thì gà chọi từ 8 tháng đến 10 tháng là bắt đầu có thể cầm chuồng, vào chế độ và bắt đầu vần, xổ, kiểm tra đòn, lối. Thế nhưng một số chiến binh đến tầm tuổi đó vẫn không chịu chọi, hoặc có con chọi, có con không, nhiều con đã vần (xổ) 2 3 dạt rồi nhưng trận tiếp theo lại đột ngột bỏ đòn, không chịu chọi. Nếu là gà tơ thì anh em cũng không nên quá lo lắng, vì gà của anh em có thể đang ở một trong số những trường hợp sau:

– Gà chơi muộn

Gà chơi mộn
Gà chơi mộn

Có nhiều con gà chơi muộn, nghĩa là đến tháng thứ 11 12 trở đi nó mới bắt đầu trưởng thành và thực sự sung căng để vào chế độ tập luyện, thi đấu. Anh em chỉ cần cố gắng nuôi gà thật tốt, hạn chế mang gà ra nhử, hoặc ép nó chọi thì sau một thời gian đạt đến độ tuổi nhất định nó sẽ chọi và không sợ bất kỳ con gà nào.

– Gà vần với cường độ dầy (vần nhiều)

Đối với gà tơ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi thì mình đã có một bài viết về cách nuôi, anh em có thể tham khảo TẠI ĐÂY. Nhiều anh em thấy gà hay, chân đánh tốt nên vần (xổ) với cường độ quá dầy, 2 đến 3 ngày lại cho chọi 1 lần, thậm chí nhiều anh em ngày vần 2 trận (sáng trận, chiều trận). Điều này làm gà bị “om đòn”, gà chưa có thời gian hồi phục hoàn toàn chấn thương nên dẫn đến tình trạng gà chạy ngang, đang chọi thì bỏ chạy. Nếu gà chạy trong vòng từ 1 đến 2 hồ thì anh em hoàn toàn yên tâm nuôi lại, nuôi dài ngày ra, để riêng ra một khu, tránh để gần gà già, gà sung, đỏ…tốt nhất nên thả rộng với gà mái non (chưa chịu trống) để gà sung trở lại rồi khi nào thấy gà thực sự sung căng anh em tìm một con gà non cho gà thử lại (nên thử 5 phút thôi) rồi lại nuôi chế độ,,,, từ từ vần gà trở lại….

– Gà sợ màu lông, sợ mã lông, sợ mào

Có rất nhiều chiến binh ở thể loại “kén cá, chọn canh”, (đa phần là gà tơ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp là gà già) nghĩa là nó chỉ chọi với gà mà nó “thích” còn các con khác nó sẽ không chọi. Nhiều con gà ở tình trạng sợ một màu nhất định, như không dám chọi với gà màu xám hoặc màu chuối, không dám chọi với gà mào to, có chọi cũng trong tình trạng vừa chọi vừa run nên anh em cũng hết sức lưu ý, không ép gà chọi cho bằng được mà cần nuôi gà cho thật cứng cáp, khỏe mạnh rồi hãy mang ra thử lại, nhiều con thành cố tật, đến sang lông 2 nó mới thực sự hết sợ, nên anh em tùy cơ ứng biến nhé :D. Chế độ nuôi mấy ông tướng này thì anh em cũng nên nuôi theo cách thứ 2 ở bên trên mình đã nói.

– Gà mới ốm dậy

Trường hợp này cũng nhiều anh em hay gặp là khi gà mới ốm dậy đã vội cho gà thử để kiểm tra phong độ. Con gà cũng giống con người, mới ốm dậy cần có một khoảng thời gian nhất định để bình phục, lấy lại phong độ nên anh em đừng vội và mà hỏng việc nhé! Nhất là nhiều con gà bị đi ỉa phân xanh phân trắng, mới khỏi được 1 2 hôm anh em đã mang vần thì rất dễ toang…

– Gà rát lông

Trường hợp này không chỉ ở gà tơ, mà nhiều con gà thay lông, lông chưa hoàn thiện, còn nhiều lông máu anh em cũng mang ra binh thì hiện tượng gà bỏ đòn là khó tránh khỏi, vì khi gà đang trong quá trình nuôi lông máu nó rất nhát và yếu, nhiều con chỉ cần cầm vào người nó đã kêu quang quác,…. vậy mà anh em vẫn nhử cho nó chọi bằng được… Hãy kiên trì chờ đợi khi gà đã hoàn thiệt, khô hết lông rồi hãy cho các cháu sát phạt nhé!

– Gà miền mới bắt về

Gửi gà từ Bắc vào Nam
Gửi gà từ Bắc vào Nam

Rất nhiều sư kê bắt gà miền về (từ Nam chuyển ra Bắc hoặc từ Bắc chuyển vào Nam) gà phải nằm trong thùng 1 đến 2 ngày nhưng khi vừa về đến nhà chưa kịp nghỉ ngơi để lấy lại sức anh em đã vội bê ra “cho thử 1 tý xem thế nào” thì cũng rất dễ toang. Thông thường khi gà phải di chuyển xa, nhất là gà tơ thì anh em nên cho gà nghỉ ngơi 1 tuần đến 10 ngày cho gà quen chuồng, quen với cách sinh hoạt mới, quen “nước nuôi” mới hãy mang ra thử.

– Gà hoảng loạn

Ở một số trường hợp gà bị hoảng loạn do tiếng động mạnh, do vật thể lạ rơi đột ngột, do sợ chó, sợ chỗ đông người nó cũng không chịu chọi và có hiện tượng lảng, (ve lảng), nên anh em có bị vào trường hợp này thì nên cho gà nghỉ ngơi, bình tĩnh trở lại rồi hãy từ từ dí cạnh đối thủ để một lúc cho gà thật sung lên rồi hãy cho gà chọi.

– Gà ốm trong:

Gà nhợt nhạt, kém sung, bỏ đòn
Gà nhợt nhạt, kém sung, bỏ đòn

Đối với gà ốm trong thì mình cũng đã có một bài viết hướng dẫn cách chữa trị, anh em có thể tham khảo lại Tại Đây

ĐỐI VỚI GÀ VỠ ĐÒN

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà chọi bị bị vỡ đòn (bể đòn) nhưng thường là ở vào những nguyên nhân sau:

1. Gà chọi sau khi đi trường về không được chăm sóc nuôi dưỡng đúng cách. Gà chưa hồi phục hẳn đã cho tập luyện lại xổ gà khi gà còn tang.

Xem thêm: Cách chăm sóc gà sau đá

2. Gà tơ khi mới mua về còn lạ chổ lại nhốt gần gà khác. Gà bị bể tiếng gáy, rót dần thành ra vỡ đòn và sợ màu. Đây là sai lầm nhiều sư kê mắc phải nhất nên cần hết sức lưu ý.

3. Gà bị đâm trúng tang cũ, nên rất đau và chạy.

4. Để gà cạnh một chiến binh mạnh hơn mà không bịt kín để gà thấy mặt và chạy màu. Tiếng gáy ác làm cho gà vỡ đòn, thậm chí có thể hư cả chiến kê.

Một số cách khắc phục gà chọi vỡ đòn:

  • Trường hợp gà chọi về chỗ lạ hoặc đi trường đấu lạ chổ. Để gà không bị vỡ đòn thì sư kê chỉ cần làm cho gà thích nghi môi trường mới. Nhốt chiến kê vào chuồng trước rồi thực hiện cho ăn cho uống. Cho gà quen dần chổ ở gà sẽ không có cảm giác sợ khi gặp đối thủ.
  • Trường hợp những chiến kê đã từng ra trường khi đá rất dữ bỗng nhiên bỏ chạy. Khi đấy khả năng gà bị trúng vết thương củ rất cao, gà chưa khỏi hẳn, vẫn còn ẩn bên trong. Khi bị như vậy chúng sẽ hoảng sợ cả về tinh thần lẫn thể xác vì sợ trúng vết thương củ, gà sẽ ne ne và bỏ chạy. Chính vì thế gà đá về cần chăm sóc kỹ càng và cho nghỉ ngơi ít nhất từ 2 3 tháng để hoàn toàn hồi phục.
  • Trường hợp gà tơ mới lớn nhốt gần những con gà chiến dữ khác sẽ tạo tâm lý sợ. Gà chọi rất tinh ý chúng có thể nhận biết được chiến kê nào trên cơ mình. Vạy nên đối với gà tơ cần có khu vực nhốt riêng hoặc che kín khi nhốt gần gà dữ.
  • Trường hợp gà bị cựa đâm trực tiếp vào vết thương củ thì coi như chấp nhận thua. Gà bị tâm lý này sẽ nhớ hoài trận đấu củ hồi phục rất lâu nên sau khi đá cần nuôi thật kỹ.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bà không chịu chọi, gà bỏ đòn hi vọng sẽ có ích cho anh em.

Có thể bạn quan tâm

Về tôi: Trọng

Mình là Nguyễn Văn Trọng, sống tại thành thị nhưng tâm hồn lại hướng về nông thôn với mô hình vườn cây, ao cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm nên dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu về cách chăn nuôi và trồng trọt. Rất vui khi được giao lưu cùng mọi người có cùng sở thích!

8 Comments

  1. Gà em, đá mà ko chạy nó vẫn muốn đá tiếp mà bữa sau thả đi đá nó lại ko dám đá
    em có đá lần1 8p cách 2 ngày đá 20p cách vài ngày cho đá thì ko dám đá thì bị gì ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *