Bệnh Dịch Tả – Newcastle

134 Likes comments off

Khi nhiễm bệnh gà sẽ có những triệu chứng như: xù lông, bỏ ăn, gục đầu, lờ đờ, khó thở, ho, suy sụp, phân lỏng màu xanh có thể lẫn máu, mặt sưng, mào tím tái… Ở giai đoạn sau gà bệnh sẽ có biểu hiện liệt chân, cánh, cổ còng đầu ngoẹo, quay vòng tròn, nếu là gà đẻ mắc bệnh thì lượng trứng giảm, đẻ nhiều trứng non, màu trắng nhợt. Khi nhiễm bệnh tả, gà có thể bị chết sau 3 đến 4 ngày.

Bệnh này lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa khi gà lành tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, tiếp xúc với phân của gà bị bệnh hoặc cũng có thể do chuột, gió thổi virus từ nơi khác và đặc biệt là lây lan do chim trời. Bệnh tả có thời gian ủ bệnh từ 5 đến 7 ngày, cũng có thể là vài tuần ở điều kiện tự nhiên.

Bệnh dịch tả hiện chưa có loại thuốc đặc trị vì vậy để không mắc bệnh thì các biện pháp phòng bệnh là rất cần thiết.

+ Dùng 5 – 6 lần vắc xin để phòng bệnh. (Ra hiệu thuốc thú y mua)

Theo các chuyên gia chăn nuôi, chuyên gia thú y thì bệnh newcastle ở gà khá khó chữa khi phát bệnh, có chữa được thì cũng dễ để lại di trứng. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều vacxin phòng bệnh rất hiệu quả mà người chăn nuôi nên sử dụng để đảm bảo sức đề kháng bệnh của gà tốt hơn với các điều kiện thời tiết. Vào các giai đoạn khác nhau đều có vacxin phòng phù hợp, giai đoạn gà con mới nở đến vài ngày tuổi có thể dùng vacxin newcastle chủng lasota, gà từ 3 tuần đến 2 tháng tuổi tiêm vacxin newcastle chủng F, gà trên 2 tháng tuổi tiêm vacxin chủng M để phòng bệnh gà rù ở các thời kỳ phát triển của gà.

+ Vệ sinh tiêu độc cũng là cách phòng bệnh cho gà chọi hiệu quả, giúp ngăn ngừa nguồn lây nhiễm, ngăn các loại chim trời hoặc chuột có thể mang mầm bệnh.

+ Định kỳ vệ sinh chuồng trại, sử dụng các loại chế phẩm sát trùng như Antivirus-FMB hoặc Pividine.

Khi người chăn nuôi phát hiện ra triệu trứng của bệnh ở đàn gà như gà ủ rũ, ỉa chảy, uống nhiều nước thì ngay lập tức cần cách ly những con đó sang chuồng khác và cần xa các đàn gà khác. Các biện pháp cụ thể như sau:

Cách ly những con có dấu hiệu bệnh, cần để xa những con gà khác.

Dọn sạch sẽ chuồng nuôi của những con khỏe mạnh còn lại, phun thuốc khử trùng, sử dụng dụng chất độn mới.

Cho tất cả đàn chưa bị bệnh uống kháng sinh và thuốc điện giải để tăng cường sức khỏe cho gà.

Với những con bị bệnh cần cho sử dụng thêm thuốc điện giải trong quá trình chữa bệnh, sử dụng kháng thể Gumboro của hanvet có hàm lượng kháng thể newcastle cao, cho uống theo chỉ dẫn hoặc 1-2ml cho gà dưới 1kg, cho uống thêm Hanmivit, Multivit, Bcomplex.

Cho gà bị bệnh uống thêm kháng sinh để tăng cường sức đề kháng, giúp gà nhanh khỏi bênh.

Lưu ý với những con gà bị bệnh nặng thì nên đem chôn sớm để hạn chế ổ bệnh lây lan ra môi trường xung quanh, phải sử dụng vôi bột khi chôn gà bệnh. Trên đây là một vài ý kiến có thể giúp người chăn nuôi có thêm kinh nghiệm và giải pháp phù hợp để hạn chế bệnh gà rù trong chăn nuôi, các bạn có thể xem thêm các loại bệnh ở gà để có thêm kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Nguồn: sưu tầm internet

Có thể bạn quan tâm