Duy Trì Sức Khỏe Đường Ruột Cho Gà

202 Likes Comment
moi-ran

Sức khỏe đường ruột có ảnh hưởng đáng kể đến mọi hoạt động sống của vật nuôi. Vì vậy, người nuôi cần kiểm soát tốt để đạt năng suất tối đa.

Duy trì sức khỏe đường ruột gia cầm
Duy trì sức khỏe đường ruột gia cầm

Vai trò

Sức khỏe đường ruột của gia cầm trở thành mối quan tâm lớn đối với nhà chăn nuôi trong những năm gầy đây. Bởi, vấn đề loại bỏ kháng sinh ngày càng “nóng” không chỉ do áp lực từ các cơ quan mà còn là nhu cầu của người tiêu dùng.

Ruột là bộ phận lớn nhất của gia cầm, bao gồm một hệ sinh thái phức hợp với nhu cầu dinh dưỡng cao; Là một trong những cơ quan chuyển hóa cao nhất trong cơ thể với hơn 20 hormone và men tiêu hóa, có nhiều tế bào miễn dịch của cơ thể (>70%), những tế bào miễn dịch này là tuyến bảo vệ tích cực đầu tiên chống lại mầm bệnh. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ quan có tốc độ sinh tổng hợp protein đạt mức cao nhất (20 – 40%), tiêu thụ năng lượng trên 20%, có 600 loại vi sinh với số lượng gấp 10 lần so với tổng tế bào của cơ thể. Ruột cũng là nơi mà thức ăn được tiêu hóa và nước được hấp thu nhưng những tác nhân gây bệnh phải được giữ lại có kiểm soát. Do đó, đường ruột khỏe mạnh là chìa khóa giúp gia cầm phát triển tốt. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao hơn và ổn định hơn trong giai đoạn giảm kháng sinh, bên cạnh việc phát triển hệ vi sinh vật đường ruột, người nuôi cũng cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác như củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc ruột và tối ưu hóa việc hấp thu chất dinh dưỡng. Chỉ khi đường ruột được bảo vệ và phát triển toàn diện thì sức khỏe gia cầm mới được cải thiện.

Yếu tố tác động

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và vì thế ảnh hưởng đến năng suất trên gia cầm, như: Ký sinh trùng (bệnh cầu trùng), virus, vi khuẩn (bệnh viêm ruột hoại tử). Bên cạnh đó, thành phần và chế độ ăn thiếu dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sức khỏe đường ruột thông qua các yếu tố kháng dinh dưỡng (độc tố nấm mốc). Thức ăn và nguồn nước bị nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến đường ruột dẫn đến các phản ứng gây viêm sưng vì thế làm gia tăng năng lượng sử dụng trong ruột.

Giải pháp

Prebiotics: Được định nghĩa là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có ích trong đường ruột vật chủ. Nhờ có prebiotic mà vi sinh vật có ích có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho vật chủ. Các prebiotic chủ yếu bao gồm: Inulin và Oligofructose/fructo-oligosaccharides từ rễ cây; Mannan-oligosaccharide và Bêta-glucans từ nấm men. Chúng kích thích các vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột, giúp gia tăng vi sinh vật có ích và giảm các vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, chúng còn giúp ức chế sự gắn kết của các vi khuẩn có hại với các vi nhung mao.

Probiotic: Là những vi khuẩn hoạt động, đã được nghiên cứu và chứng minh là quản lý tốt sức khỏe ruột. Chúng sẽ làm cân bằng tỷ lệ giữa các vi khuẩn có lợi và hại, duy trì tính ổn định của hệ vi sinh vật đường ruột. Ngoài ra, probiotic còn sản sinh ra acid butyric, acid propionic… được xem như nguồn năng lượng cho các tế bào ruột đồng thời nó kích thích đường ruột sản xuất ra các peptide hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.

Axít hữu cơ: Là các phân tử có mặt rộng rãi trong tự nhiên. Chúng có mặt trong nhiều mô thực, động vật khác nhau hay có nguồn gốc từ quá trình lên men các nguyên liệu như sợi, tinh bột và đường bởi vi khuẩn đường ruột. Hoạt động kháng khuẩn chính của axít hữu cơ trong thức ăn hoặc nước uống (trong ống nghiệm) là thông qua giảm độ pH, giảm khả năng đệm của thức ăn và ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể vi sinh vật trong chăn nuôi gia cầm hiện đại.

Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật thay thế kháng sinh là xu hướng trong chăn nuôi gia cầm hiện nay. Tinh dầu và thảo dược chứa các hợp chất như phenol, glycosides và alkaloides như cỏ xạ hương, kinh giới cay, tỏi, quế và các chất hóa học khác. Một số chất trong đó có tính kháng khuẩn rất tốt, chống viêm, chống độc tố nấm mốc, ký sinh trùng và chống ôxy hóa hoặc điều hòa miễn dịch. Nó cũng có tác động tích cực trong việc kích thích các enzyme tiêu hóa nội sinh và kích thích sự thèm ăn.

Cuối cùng, không thể thiếu trong chiến lược bảo vệ đường ruột là một khẩu phần ăn hợp lý. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khẩu phần ăn chỉ có ngô và cao lương sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn Enterococcus. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng, chế độ ăn dựa trên các thành phần như lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen làm tăng số lượng của một số nhóm vi khuẩn như Lactobacillus, Escherichia, Lactococcus và Streptococcus. Ngoài ra, lượng protein cũng cần được xem xét cẩn thận. Mặc dù các protein là cần thiết cho bất cứ sinh vật nào đang phát triển, tuy nhiên lượng protein quá cao cũng sẽ gây hại cho gia cầm. Điển hình như cung cấp protein trong ruột non giúp gia cầm phát triển tốt nhưng nếu protein trong ruột non không được tiêu hóa và bắt đầu lên men, nó có thể sản sinh các chất độc khác nhau như các indole, phenol, ammonia, amine và amide. Những chất này kích thích sự sinh trưởng của vi khuẩn gây hại như Clostridium perfringens.

Kinh Nghiệm Chơi Gà

Có thể bạn quan tâm

Về tôi: Trong Cafe

Mình là Nguyễn Văn Trọng, hơn 10 năm chơi gà chọi mình đã đạt được mọi danh hiệu C1 Miền Bắc nhưng toang cũng khá nhiều. Tóm lại sau gần 10 năm chơi gà được mỗi cái kinh nghiệm. Giờ chia sẻ lên blog này là hết :D Xem thêm...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.