Bệnh Viêm Ruột Hoại Tử Ở Gà

89 Likes comments off

Bệnh viêm ruột hoại tử trên gà là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Clostrium perfringens gây hoại tử nghiêm trọng trên niêm mạc ruột. Bệnh thường bắt đầu đột ngột với một sự gia tăng mạnh về tỷ lệ tử vong. Bệnh gây mất nước nặng trên gia cầm khiến cho da dính chặt vào phần cơ bắp của cơ thể và rất khó để tách ra.

Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà
Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

Bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thường nhạy cảm với gà ở 25 tuần tuổi. Đối với gà đẻ, bệnh thường xuất hiện ở đầu giai đoạn đẻ hoặc thời kỳ đẻ cao điểm, đặc biệt là những trường hợp có bệnh cầu trùng xuất hiện thì bệnh lại càng nặng.

Trong một số trường hợp cấp tính, bệnh làm hư hỏng gan, làm gan đen, thâm tím tái lạ

Nguyên nhân bệnh viêm ruột hoại tử trên gà.

Đây là bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostrium perfringens type C (Gram +) gây ra ở gà thuộc mọi hình thức chăn nuôi. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà nhưng thường gặp ở gà sau 3 tuần tuổi trở lên. Ở trong các trường hợp cấp tính phân lập được vi khuẩn yếm khí Clostrium perfringens sinh độc tố α, β, y – toxin. Bào tử vi khuẩn là loại chịu nhiệt, có thể sống trong nước sôi trong vòng 2 giờ. Clostridium perfingens là một loại vi khuẩn yếm khí sống trong đường ruột và ít gây gệnh cho gà nếu không có các yếu tố thúc đẩy và bất lợi như: Cầu trùng, rối loạn tiêu hóa, giun sán, thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn bị ôi thiu… Bệnh làm giảm khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Tỷ lệ chết 4 – 8%.

Viêm ruột hoại tử
Viêm ruột hoại tử (điểm 1 – nhẹ; điểm 4 – nặng)

Triệu chứng bệnh viêm ruột hoại tử trên gà.

Clostrium perfringens thường cư trú trong đường ruột, gây biến đổi làm tăng pH ruột và giảm hàm lượng ôxy trong các khu vực này. Đôi khi, bệnh viêm ruột hoại tử trên gà gây hiện tượng xuất huyết qua thành ruột. Bệnh xảy ra ở thể cấp tính với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Bệnh có tính dịch địa phương và thường xảy ra ở đàn gà thịt 4 – 8 tuần tuổi.

Triệu trứng bệnh viêm ruột hoại tử
Triệu trứng bệnh viêm ruột hoại tử

Bệnh xảy ra với thể cấp tính và thể mãn tính. Gà bệnh giảm ăn, chậm chạp, ỉa phân khô có màu đen, đôi khi lẫn máu và nhầy gần giống triệu chứng bệnh cầu trùng. Gà hay nằm sấp, gục đầu, sã cánh, không thể tự đứng và không thể đi lại được. Tỷ lệ chết 5 – 25%. Trong thể mãn tính triệu chứng lâm sàng không điển hình. Gà chậm lớn, giảm cân, trong khi vẫn ăn uống bình thường và bị chết do gầy.

Bệnh tích viêm ruột hoại tử ở gà

Khi mổ khám gà có các bệnh tích sau: Xác gầy ốm; niêm nạc ruột non sưng phồng, viêm, xuất huyết; trong ruột niêm mạc sưng có dịch màu xanh sau chuyển sang mà nâu. Giai đoạn cuối có chất bựa màu xanh hoặc nâu phủ trên niêm nạc ruột. Lớp phủ này mỏng và bóc ra dễ dàng; tổn thương ở đường tiêu hóa có khác nhau. Đặc biệt ở phần ruột già, chất chứa trong đường tiêu hóa có màu đậm, dính chặt và thối; bệnh viêm loét kéo dài có thể thủng ruột, phân tràn ra ngoài gây viêm dính phúc mạc.

Mổ khám bệnh viêm ruột hoại tử
Mổ khám bệnh viêm ruột hoại tử

Phòng bệnh viêm ruột hoại tử ở gà.

– Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thức ăn, nước uống.

– Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách thường xuyên bổ sung các vitamin, axit amin, khoáng… cần thiết. Nâng cao sức đề kháng của gia cầm, hạn chế stress, chống nắng nóng bằng cách hòa nước điện giải Gluco K-C, vitamin.

– Sử dụng khẩu phần chứa hàm lượng protein thấp hoặc khẩu phần có nguồn protein dễ tiêu hóa kết hợp với các enzyme, men vi sinh, chế phẩm sinh học sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trong đường ruột.

– Không nên cho gà ăn những thức ăn có kích thước hạt khác có độ đồng đều không cao, thức ăn bị nhiễm nấm mốc và sản sinh độc tố. Đặc biệt, hạn chế thay đổi khẩu phần ăn và phương thức cho ăn đột ngột.

– Khi nuôi phải tuân thủ quy trình an toàn sinh học, diệt cầu trùng khi 3 – 5 ngày tuổi.

Cách điều trị bệnh viêm ruột hoại tử

Tiến hành tách riêng những con bị bệnh. Cho gia cầm ăn những thức ăn dễ tiêu hóa. Một số thuốc được khuyến cáo điều trị hiệu quả nhất khi được trộn vào thức ăn như Oxytetra-cycline dehydrate (OTC 50%) hoặc Doxy-cycline Hydrochloride, Mổ khám bệnh viêm ruột hoại tử…

Người nuôi có thể tham khảo một số phác đồ điều trị sau:

– Phác đồ 1: Trộn LINCO 25% vào thức ăn theo liều 1 g/4 lít nước uống tương đương 1 g/15 – 20 kg thể trọng kết hợp bổ trợ bù nước và điện giải bằng điện giải Gluco K-C 2 g/lít nước tương đương 100 g/50 kg thức ăn trong 3 – 5 ngày.

– Phác đồ 2: Trộn CHLOTETRA liều 1 g/4 – 6 kg thể trọng vào thức ăn hoặc hòa nước uống 1 g/ 1 lít nước uống kết hợp hòa Gluco K-C 2 g/lít nước trong 3 – 5 ngày.

Phác đồ 3: Trộn SULFATRIMIX vào thức ăn 1 g/2 lít nước uống, tương đương 3 – 4 kg thể trọng kết hợp Gluco K-C liều 2 g/lít nước uống tương đương 1 g/6 – 8 kg thể trọng.

Như vậy megachoi.com đã chia sẻ những nguyên nhân và một số cách điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở gà, hi vọng sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình nuôi gà của mình.

Có thể bạn quan tâm