Cách Tẩy Giun Cho Gà Chọi

123 Likes comments off

Để có một chiến kê khỏe mạnh thì ngoài nhiều công đoạn nuôi phức tạp như mình đã nói ở các bài viết trước thì việc tẩy giun cho gà chọi cũng hết sức quan trọng và cần thiết.

Khi gà chọi bị nhiễm giun thì sẽ chậm lớn, còi xương, ủ rũ, lười ăn hoặc có con ăn nhưng vẫn không thể lớn được và dần dần có thể suy nhược rồi chết. Thời điểm tẩy giun cho gà chọi tốt nhất là khi gà được 1,5 tháng. Anh em có thể sử dụng một trong các thuốc Menbedazol hoặc Levamisol hoặc Ivermectin, tốt nhất là nên dùng thuốc Menbedazol trộn vào thức ăn buổi sáng cho đàn gà. Nên tẩy giun làm 2 lần, lần nhắc lại thứ 2 cách lần đầu 4 ngày.

Bệnh giun ở gia cầm nói chung và ở gà chọi nói riêng là một bệnh do kí sinh trùng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nuôi gà chọi khỏe. Có rất nhiều loại giun nhưng trong số đó có 3 loại giun phổ biến thường gặp trên mọi lứa tuổi là Giun đũa, giun sán và giun kim. Dưới đây mình chia sẻ một số thông tin và cách trị bệnh giun ở gà chọi, hi vọng nó sẽ có ích cho những anh em đang có cùng đam mê nuôi gà chọi khỏe giống mình.

1. Giun kim

Bệnh giun kim ở gà chọi

Bệnh giun kim là một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở nhiều loài gia cầm và thủy cầm nuôi cũng như hoang cầm. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi bởi không những chúng trực tiếp gây giảm trọng lượng, gây tắc ruột, làm chết vật nuôi mà còn tạo điều kiện cho nhiều bệnh thứ phát (bội nhiễm) khác, đặc biệt nó là vật chủ trung gian truyền lây bệnh viêm gan- ruột truyền nhiễm (bệnh đầu đen) ở gà và gà Tây.

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là giun kim. Giun kim là loại ký sinh trùng phát triển trực tiếp ,gia cầm bị nhiễm và lây lan giun kim chủ yếu qua đường miệng: trứng giun kim theo phân ra ngoài một phần được các gà khác ăn, uống lây nhiễm trực tiếp, một phần trứng giun kim được giun đất ăn và bảo tồn trong giun đất một thời gian dài, sau đó gà ăn giun đất và tái nhiễm. Đây là nguyên nhân sâu xa để bệnh giun kim và bệnh đầu đen tồn tại dai dẳng trong khu chăn nuôi, nhất là chăn nuôi thả vườn.

Triệu chứng : Các triệu chứng gồm chậm lớn, xù lông, giảm ăn. Lông, mỏ, da chân kém bóng bẩy. gia cầm ị phân đen đôi khi lẫn máu dễ nhầm với bệnh đầu đen hoặc cầu trùng thể mãn. Ở gia cầm đẻ thấy rõ số lượng trứng giảm. Gia cầm gầy rộc dần đi và chết lác đác do tắc ruột hoặc bệnh thứ phát.

Phòng bệnh :

– Thường xuyên cuốc xới sân vườn và rắc vôi 10- 20 ngày 1 lần

– Đường đi lối lại cũng phải rắc vôi, trước cửa chuồng có hố sát trùng.

– Định kỳ 2-3 tháng tẩy giun 1 lần bằng việc sử dụng 20g Leva20 trộn với thức ăn hoặc nước uống cho 100kg gà- 1 lần duy nhất.

– Cứ 20 ngày thì cho gà uống thuốc tím hoặc Sulfate đồng (1g/10lit nước) 1 lần kéo dài 2h, sau đó nếu thừa thì đổ đi. Hoặc pha 5ml T.Metrion vào 1lit nước cho gà uống cả ngày thay nước.

Chữa bệnh :

Bệnh dễ dàng được điều trị khỏi bởi một trong số các thuốc sau:

+ Lava- 20: 20g/100kg gà/ trộn thức ăn cho ăn 1 lần duy nhất.

+ Mebedazol 10%: 0,4g/1kgP/lần

+ Cambendazol: 5-7g/1kg gà/ lần

+ Phenothiazin: 1- 1,5g/1kg gà/lần

2. Giun Đũa

Giun đũa là một loại giun tròn thường ký sinh ở ruột non và gây bệnh cho hầu hết các loại gia cầm và thủy cầm. Giun ký sinh trong ruột non của gà, đôi khi kí sinh trong ống dẫn mật.

Giun Đũa

Giun đũa có kích thước lớn, con đực 2-7cm, cuối đuôi có cánh đuôi vào 10 đôi gai chồi, trước hậu môn có 1 vòi hút tròn, 2 gai giao hợp nhọn bằng nhau, con cái 3- 11cm, lỗ sinh dục ở giữa thân, hậu môn ở cuối thân.

Giun đũa ở gà có màu vàng nhạt, trên thân có vân ngang, quanh miệng có ba môi, trên mỗi môi có răng, con cái trưởng thành đẻ 50- 72.000 trứng mỗi ngày.

Triệu chứng: Ăn kém, thiếu máu, mào tích mỏ, niêm mạc nhợt nhạt, bước đi không chắc chắn, hay nằm, lười vận động, sã cánh và bị tiêu chảy, xung quanh lỗ huyệt có nhiều phân bám dính, nếu không điều trị ta sẽ thấy các triệu chứng thần kinh, liệt hoặc bán liệt chân cánh, ở gia cầm đẻ thấy sản lượng trứng giảm 10-20% mà không rõ nguyên nhân. Đôi khi một số con chết đột tử hoặc do tắc ruột, thủng ruột.

Trường hợp bệnh nhẹ thì các biểu hiện sẽ chung chung không rõ ràng, gia cầm vẫn ăn tốt nhưng gầy, xù lông , chậm lớn đôi khi tiêu chảy vô cớ.

Phòng bệnh

– Nên nuôi gà trên sàn.

– Gà nuôi trên nền nên thường xuyên thay chất độn chuồng.

– Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống.

– Nuôi cách ly gà con với gà lớn.

– Để giảm ô nhiễm trứng giun trong môi trường cần định kỳ tẩy giun cho gà.

– Gà con bắt đầu tẩy giun đũa ở 4-6 tuần tuổi, sau đó mỗi tháng tẩy 1 lần.

– Gà lớn trên 3 tháng tuổi 3 tháng tẩy 1 lần.

Chữa bệnh:

– Piperazine: Cho uống hoặc trộn vào thức ăn, liều 50-100 mg / kg trọng gà.

– Tetramisol: Cho uống hay trộn thức ăn, liều 40 mg / kg trọng lượng gà. Thuốc có hiệu quả tẩy giun từ 89% – 100%.

– Levamisol: Cho uống liều 30-60 ppm .

– Albendazole, Mebendazole có hiệu quả tốt đối với giun đũa gà.

– Fenbendazole: Cho uống, hiệu quả tẩy giun rất cao từ 99,2-100%

– Lvermectine: Tiêm dưới da, liều 0,3 mg / kg thể trọng, hiệu quả tẩy giun từ 90,2%-95%, thuốc có ưu điểm tẩy được giun non.

3. Giun Sán

Gin Sán Ở Gà Chọi

Giun sán sống ký sinh ở đường ruột bằng các chất bổ dưỡng, giun sán càng nhiều lượng chất bổ dưỡng càng hao hụt làm cho gà thiếu dinh dưỡng trở nên gầy yếu, suy nhược, và có thể gây nên tắc ruột, tắc ống mật, thủng ruột do giun sán quá nhiều, gây thiệt hại khá lớn cho chăn nuôi.

Triệu chứng: Đàn gà có dấu hiệu chậm lớn, lông xù, thiếu máu, mào, mặt, chân nhợt nhạt, kém ăn, gà mái giảm đẻ là nghĩ đến có thể bị giun sán. Lấy phân gửi phòng thú y xét nghiệm ngay. Nếu là giun kim hay sán dây thì có thể quan sát bằng mắt được, thấy con giun hoặc đốt sán lẫn trong phân, nếu là giun đũa thì phải gỉn đến phòng chẩn đoán tìm trứng giun trong phân bằng kính hiển vi. Hoặc nhanh nhất là chọn con gà gầy yếu mổ khám, nếu bị giun thấy giun đũa hoặc các loại giun sán khác nằm nhiều trong ruột gà.

Phòng bệnh: Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống sạch, nhất là chất độn chuồng phải khô ráo, phun thuốc sát trùng diệt côn trùng, mối, kiến, mạt các loại mang ấu trùng sán bằng sulfat đồng, dipterex, asuntol.

Chữa bệnh: Loại đặc hiệu là thuốc Arecolin hoặc Bromosalạxilamit (liều theo nơi sản xuất hướng dẫn). Có thể dùng loại Butynorate kết hợp.

Trên đây là 3 loại giun cơ bản mà gà hay mắc phải, anh em chú ý tìm hiểu kỹ và tẩy giun cho gà theo lịch tẩy giun định kỳ cho gà chọi. Tẩy giun khi gà từ 4-6 tuần tuổi. Và lặp lại sau 1-2 tháng tùy mức độ nhiễm giun.

Lưu ý

  • Không nên dùng loại thuốc tẩy hòa vào nước uống cho gà thả rông bởi chúng có thể uống từ các nguồn khác (như vũng, ao hồ, và những nguồn tương tự). Do vậy gà không nạp đủ liều thuốc tẩy và việc điều trị sẽ không hiệu quả. Trường hợp này, bạn cần tạm thời nuôi nhốt chúng hoặc chọn loại thuốc tẩy khác.
  • Loại thuốc tẩy trộn với thức ăn chỉ hiệu quả nếu bạn cho gà ăn đầy đủ, tốt nhất không giới hạn. Nếu bạn khống chế lượng thức ăn, những con đầu đàn sẽ giành ăn nhiều hơn khiến những con yếu hơn không ăn đủ (mà đây có lẽ là những con đang bị nhiễm giun). Trong quá trình điều trị, gà không được phép ăn rau xanh hay cỏ bởi chúng sẽ bớt ăn thức ăn trộn thuốc, và như vậy là không đủ liều.

Có thể bạn quan tâm