Cúm gia cầm là một căn bệnh gây ra bởi virus cúm loại A, có thể lây nhiễm cho cả gia cầm hoang dã và gia cầm nuôi. Có hai loại virus cúm lâm sàng ở gia cầm: nguy cơ gây bệnh cao (HP) và nguy cơ gây bệnh thấp (LP). Các chủng cúm gia cầm của HP có thể lây lan nhanh chóng giữa các đàn gia cầm và có thể gây ra suy đa tạng và tỷ lệ tử vong cao, đột ngột. Các chủng LP của cúm gia cầm hình thành như nhiễm trùng không triệu chứng, bệnh hô hấp hoặc giảm sản xuất trứng.
I. Đặc điểm bệnh cúm gia cầm
a. Trên thế giới
Bệnh được mô tả lần đầu tiên ở Italy năm 1878 (dự báo là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong tương lai).
Năm 1901, Centanin và Savunozzi đã xác nhận được nguyên nhân gây bệnh là Filterable agent (tác nhân qua lọc).
Năm 1955, Chafer xác định là virut typeA.
Năm 1971, Beard C.W mô tả bệnh tại một đợt lớn trên gà tây.
Bệnh được công bố có hệ thống ở Australya (1975), ở Anh (1979), ở Mỹ (1983), ở Ailen (1984).
Sau đó người ta nhận thấy bệnh phát hiện ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Phi, Anh Châu Âu, Nga.
Dịch cúm ở Mỹ năm 1983 – 1984 do virut H5N2 gây ra ở Pensylvania –virginia đã gây thiệt hại hơn 60 triệu USD (do chống dịch), 349 triệu USD bị thiệt hại do giảm sản lượng trứng thịt.
Năm 1985, Úc mất 2 triệu USD chi phí có liên quan.
Năm 1994 dịch xảy ra ở Pakistan.
Năm 1998, dịch xảy ra gây thiệt hại to lớn cho chăn nuôi gà ở Hồng Kông.
Năm 1918, chết hơn 4 triệu gia cầm do H5N1 ở ( Spanish Flu).
Năm 1957, chết 1- 4 triệu ở Asian Flu do typeA ( H2N2).
Năm 1968, ở Hồng Kông chết 1 – 4 triệu con do typeA (H3N2).
2004 (Thái lan và Việt nam),
2005 (Campuchia, Trung Quốc, Inđônexia, Thái lan và Việt Nam)
2006 (đã lan tới Azecbaizan, Aicập, Thổ Nhĩ Kì, Djibuti, Iraq),
2007 (Nigeria, Campuchia, Aicập, Indonesia, Lào, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam).
Tại Việt Nam, kể từ trường hợp mắc cúm A(H5N1) đầu tiên, vào cuối tháng 12/2003 đã xảy ra 3 đợt dịch với 93 trường hợp mắc, trong đó 42 trường hợp tử vong tại 32 tỉnh/thành phố.
Từ đầu năm 2008 đến nay rải rác một số bệnh nhân tại: Tuyên Quang, Hải Dương, Ninh Bình, và dịch cúm gia cầm tại Phú Thọ, Hà Giang.
Như vậy, Việt nam là nước nằm trong vùng có nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm rất cao, khả năng lan truyền sang người là rất lớn (virut được truyền trực tiếp từ gia cầm bị bệnh, qua phân của gia cầm, và virut lẫn trong không khí …)
II. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH CÚM GIA CẦM
a. Căn bệnh
Bệnh do Avian influenza virut thuộc họ Orthomy xoviridae Ortho – tiếng Hy Lạp là “chính”, “đúng”, Myxo là “nhầy” (virut có ái lực với chất nhầy)
Virut có hình cầu, kích thước 80 – 120nm.
Vỏ bọc của virut là glycoprotein, chất chứa kháng nguyên H và kháng nguyên N có 14 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N.
Mặt trong vỏ virut có lớp protein nền là Matrix protein, có Matrix 1 (M1) và Matrix 2 (M2).
Lõi của virut là một phức hợp ARN, NP (Nucleoprotein) và các enzym.
Căn cứ vào độc lực của virut, virut cúm gia cầm người ta chia ra làm 3 loại:
Virut có độ lực cao: có ý kiến đè nghị H7, H5N2 nhưng sau khi thảo luận thống nhất các căn cứ:
Sau 10 ngày tiêm tĩnh mạch 0,2ml nước trứng 1/10 đã được gây nhiễm virut cho gà 4 – 6 tuần tuổi phải có 75 – 100% gà thí nghiệm chết.
Virut gây bệnh cúm gia cầm phải làm chết 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm và phát triển.
Virut có độc lực trung bình: là những chủng virut gây dịch với triệu chứng rõ ràng, nhưng không gây chết quá 15% gà mắc bệnh tự nhiên và 20% gà gây bệnh thực nghiệm.
Virut có độc lực thấp (nhược độc): là những virut phát triển tốt trong cơ thể gà, nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, không gây bệnh tích đại thể, không gây chết gà.
Đặc tính nuôi cấy của virut cúm gia cầm
Virut phát triển tốt trong phôi gà 10 – 11 ngày tuổi, lưu giữ được nước phôi vài tuần ở 40 C. Có thể bảo quản nước phôi đó trong điều kiện 700 C hoặc đông khô, virut vẫn giữ được khả năng gây bệnh cao.
Virut phát triển tốt trong tế bào xơ phôi bào (CEI) và tế bào thận chó với điều kiện môi trường nuôi cấy không chứa tripsin.
Virut rất mẫn cảm với focmol, axit clohydric, betapropiolacton (các chất này được sử dụng như chất sát trùng hữu hiệu).
III. Truyền nhiễm học
a. Loài mắc bệnh
Nhiều loài chim (gia cầm, dã cầm), các loại đông vật khác (động vật nuôi và động vật hoang dã) và người.
b. Chất chứa virut
Lượng virut có trong phân cao: 1018 virut/gam phân. Trong bụi có hơn 90% bụi khô ở cơ sở có mầm bệnh.
Vịt có thể nhiễm bệnh trong thời gian dài hơn mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, đào thải một lượng virut rất cao trong phân.
c. Cách truyền bệnh
Tiếp xúc trực tiếp giữa con bệnh và con khỏe
Qua hô hấp ( giọt nước, giọt bụi, trong không khí)
Dễ truyền qua quần áo, trang thiết bị, dày ủng.
Vận chuyển gia cầm bệnh.
Di cư theo mùa của các loài chim hoang dã.
IV. Triệu chứng
Thời gian mang bệnh ngắn: vài giờ đến 3 ngày, lâu nhất là 14 ngày (cả đàn đều bị bệnh).
Triệu chứng phụ thuộc vào độc lực, số lượng virut, tuổi gà giới tính, các yếu tố môi trường (mật độ, nhiệt độ, ánh sáng, thành phần không khí).
Nhiều trường hợp gà bệnh không biểu hiện triệu chứng song cũng có khi bệnh xảy ra dữ dội với những triệu chứng.
Triệu chứng thần kinh thường xuất hiện sớm và điển hình như: lắc đầu, vẩy mỏ, chảy nước mũi, gà há hốc mồm thở dốc.
Gà đi lại không bình thường, đi loạng choạng, mệt mỏi, nằm ly bì, túm lại với nhau.
Mặt phù nề, đầu sưng to, mí mắt viêm sưng mọng.
Mào và tích dày lên do thủy thủng, có nhiều điểm xuất huyết, có khi hoại tử ở mào và tích (có giá trị chẩn đoán).
Tiêu chảy mạnh, lây lan nhanh, lượng trứng giảm nhiều.
Xuất hiện dưới da và vùng chân ( đặc trưng của bệnh).
V. Bệnh tích
Viêm mũi bị casein hóa gây tịt mũi.
Mào, tích thâm tím, sưng dày lên điểm xuất huyết hoại tử.
Mặc phù nề, đầu sưng to, mí mắt sưng mọng.
Xuất huyết dưới da chân.
Xác gà khô, gầy, thịt thâm xám.
Viêm hoại tử ở gan, lách, thận, phổi.
Dạ dày tuyến viêm, xuất huyết.
Tụy teo, xuất huyết.
Phúc mạc viêm dính.
VI. Chẩn đoán
Dịch tễ học
Gà mắt bệnh mọi lứa tuổi (thường gặp 4 – 66 tuần tuổi)
Bệnh nổ ra dồn dập, nhanh chóng trở thành dịch.
Lâm sàng: các triệu chứng bệnh tích điển hình.
Virut học:
Bệnh phẩm: dịch đường hô hấp, tiêu hóa (xử lý qua môi trường có hàm lượng kháng sinh cao).
Tiêm vào phôi gà: lấy 0,2 – 0,3 ml nước bệnh phẩm tiêm vào túi phôi gà 10 – 11 ngày tuổi (nếu bị tạp khuẩn thì phôi chết sau 24 giờ, lấy nước sau 48 – 72 giờ nuôi cấy để xác định virut).
Nuôi cấy vào sơ phôi gà.
Cách phòng bệnh cúm cho gia cầm
Virus cúm gia cầm lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc qua thức ăn, nước, thiết bị và quần áo có mầm bệnh. Do đó, đảm bảo an toàn sinh học là phương thức phòng ngừa đầu tiên và quan trọng nhất ở cấp độ trang trại.
Để ngăn chặn sự xuất hiện của virus trong đàn, các nhà sản xuất gia cầm nên:
1. Giảm thiểu các yếu tố thu hút động vật hoang dã:
Loại bỏ nước đọng: Thiết kế và xử lý mặt đất để tránh tạo vũng nước; tránh đi bộ hoặc di chuyển thiết bị gần nước đọng được sử dụng bởi động vật hoang dã.
Giảm nguồn thực phẩm: Không nuôi động vật hoang dã; để thức ăn trên máng sạch; dọn dẹp nhanh khu vực lưu trữ thức ăn; thường xuyên cắt cỏ và loại bỏ trái cây rụng.
Che chất thải: Không chất đống rác đã sử dụng gần chuồng trại; đậy thùng rác đúng cách; che phủ xác động vật cẩn thận.
2. Ngăn chặn sự xâm nhập của động vật hoang dã: Lắp đặt lưới, tấm chắn bảo vệ, các chất hóa học chống côn trùng như gel xịt côn trùng hoặc hàng rào nhọn.
3. Thêm các biện pháp ngăn chặn động vật hoang dã: thường xuyên di chuyển và thay đổi vị trí các bù nhìn.
4. Tránh cho gia cầm tiếp xúc gần những nơi các loài chim hoang dã hay lui tới: Nhốt gia cầm trong chuồng ở những thời điểm có nguy cơ cao. Nếu chúng không thể vào trong chuồng, hãy chắc chắn rằng chim hoang dã không thể tiếp cận nguồn thức ăn và nguồn nước của chúng.
5. Trông gia cầm: Bảo vệ những con gia cầm nuôi có khả năng tiếp xúc với những con chim hoang dã, chẳng hạn như đàn nhỏ khi chạy ngoài trời.
6. Kiểm soát sự tiếp xúc của người và các thiết bị đến chuồng gia cầm: Nếu xuất hiện chim hoang bị nhiễm bệnh trong khu vực, hãy giảm sự di chuyển của người, phương tiện hoặc thiết bị đến và đi từ những khu vực nuôi gia cầm. Thay quần áo của bạn trước và sau khi tiếp xúc với đàn gia cầm nuôi và đảm bảo các vị khách đến thăm cũng làm như vậy.
7. Duy trì vệ sinh các vật dụng, chuồng trại, thiết bị, phương tiện và giày dép: Khử trùng thường xuyên. Đối với trang trại chăn nuôi gia cầm tư nhân, cần làm sạch và khử trùng chuồng trại vào cuối chu kỳ sản xuất. Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm.
8. Tránh đưa gia cầm chưa rõ tình trạng bệnh vào đàn. Chỉ thu nhận gia cầm từ các nguồn có thể xác minh rằng chúng không bị bệnh. Sau đó kiểm dịch/cách ly gia cầm mới trong vòng hai tuần tại các khu riêng biệt, để đảm bảo rằng chúng khỏe mạnh.
9. Báo cáo khi gia cầm bị bệnh hoặc chết: Liên hệ với bác sĩ thú y nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại nào. Hành động nhanh sẽ giúp bảo vệ các đàn khác trong khu vực nếu có dịch bệnh.
10. Xử lý phân chuồng và gia cầm chết một cách phù hợp.
11. Duy trì giám sát: Tối thiểu cần tuân thủ theo các quy định của địa phương liên quan đến giám sát và kiểm định đàn giống.
Phương pháp điều trị cúm gia cầm:
Tốt nhất là có một hệ thống giám sát tại chỗ và các biện pháp an toàn sinh học để phòng ngừa.
Trong trường hợp phát hiện bệnh, chính sách loại bỏ thường được sử dụng để kìm hãm và đẩy lùi dịch bệnh. Khi xây dựng chính sách tiêu hủy, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) khuyến nghị:
Tiêu hủy một cách đúng đắn và an toàn tất cả các động vật bị nhiễm bệnh và phơi nhiễm.
Xử lý phù hợp xác của gia cầm và tất cả những thứ liên quan.
Giám sát và truy vết gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc bị phơi nhiễm.
Cách ly và kiểm soát chặt chẽ đối với sự di chuyển của gia cầm và bất kỳ phương tiện nào có nguy cơ.
Khử trùng triệt để các cơ sở bị nhiễm bệnh
Cần chờ tối thiểu 21 ngày trước khi tái đàn.
Tiêm phòng có thể là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ các chương trình tiêu diệt virus nếu được sử dụng cùng với các phương pháp kiểm soát khác. Sử dụng vắc-xin khẩn cấp để giảm tốc độ truyền bệnh có thể là giải pháp thay thế cho việc tiêu hủy sớm, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh của đàn gia cầm khỏe mạnh khác.
Bạn có biết?
Bạn nên xử lý thịt gia cầm sống thật vệ sinh và nấu chín tất cả các sản phẩm gia cầm cũng như từ gia cầm (kể cả trứng) trước khi ăn.
Mặc dù virus cúm A thường không lây nhiễm cho người, nhưng các trường hợp nhiễm siêu vi ở người đã được báo cáo sau khi người bệnh tiếp xúc với chim hoặc bề mặt bị nhiễm virus cúm gia cầm mà không dùng phương tiện bảo hộ nào (CDC, 2017).
H5N1 là virus cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm cao. Nó có thể gây chết người và gia cầm. Trường hợp người nhiễm tử vong đầu tiên xảy ra vào năm 1997. Kể từ tháng 11 năm 2003, H5N1 đã giết chết hơn 50% số người bị nhiễm bệnh (WHO, 2020).
H1N1 là bệnh cúm heo. Mặc dù cũng gây chết người, bệnh này hoàn toàn khác với H5N1, một loại cúm gia cầm.
Cúm gia cầm H7N9 được Công cụ Đánh giá Rủi ro Dịch cúm đánh giá là có nguy cơ gây đại dịch lớn nhất, cũng như có nguy cơ gây ra rủi ro đáng kể nhất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng nếu nó lây truyền từ người sang người.
Con người thường bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với gia cầm bị nhiễm bệnh. Gia cầm bị nhiễm virus cúm trong phân của chúng. Do đó, cúm giá cầm có thể lây truyền khi tiếp xúc với phân gia cầm.
Nguồn: Channuoi