Hướng Dẫn Cách Nuôi Gà Ai Cập Đẻ Trứng

36 Likes Comment

Nuôi gà đẻ trứng là một hình thức chăn nuôi phổ biến và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân. Để đạt được hiệu quả cao, người chăn nuôi cần nắm vững các kỹ thuật từ chọn giống, chăm sóc, quản lý thức ăn đến kiểm soát dịch bệnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật nuôi gà Ai Cập đẻ trứng.

Gà Ai Cập
Gà Ai Cập

Tổng Quan Về Gà Ai Cập

Gà Ai Cập là một giống gà có nguồn gốc từ vùng Ai Cập và được nhân giống từ lâu. Đây là giống gà cao sản và cho năng suất cao về trứng. Gà mái lúc 19 tuần tuổi chỉ đạt hơn 1kg đến 1,5kg, lúc này nó đã bắt đầu đẻ. Gà có khả năng chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn.

Ghép gà trống với gà mái theo tỷ lệ 1/8 đến 1/10 (nghĩa là ghép theo tỷ lệ một gà trống với 8 đến 10 gà mái). Sau khi nuôi khoảng 20 tuần gà mái Ai Cập bắt đầu đẻ trứng với năng suất trứng đạt 250-280 quả/mái/năm, trung bình từ 200-210 trứng/năm. Trứng thơm ngon tỷ lệ lòng đỏ cao. Loại trứng này ở ngoài thị trường giá dao động từ 3.000 đ/quả hoặc hơn tùy từng thời điểm.

Gà đẻ chỉ cho năng suất cao trong vòng một năm đầu.

Gà Ai Cập có tầm vóc trung bình, con mái có thân hình nhỏ nhẹ. Gà này có chân cao, rất nhanh nhẹn, thịt săn chắc và ngon, chúng có bộ lông hoa mơ đen đốm trắng, chân chì, cổ dài, lông đuôi cao một số có lông màu hoa mơ đen đốm trắng, cổ trắng, mào cờ đỏ tươi, da trắng, chân màu chì, xung quanh mắt có màu lông sẫm hơn.

Gà mái Ai Cập
Gà mái Ai Cập

Cách Nuôi Gà Ai Cập Đẻ Trứng

1. Chọn Giống Gà Ai Cập

Khi chọn giống gà Ai Cập, nên chọn những con giống khỏe mạnh, có ngoại hình chuẩn, không dị tật, lông mượt, mắt sáng và linh hoạt. Nên mua gà giống từ các trang trại uy tín để đảm bảo chất lượng và năng suất đẻ trứng sau này.

2. Xây Dựng Chuồng Trại

Chuồng gà Ai Cập
Chuồng gà Ai Cập

Chuồng trại cần được thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương và đảm bảo môi trường sống tốt cho gà.

Gà đẻ cần có một không gian đủ rộng, nếu quá chật chội sẽ khiến sức khỏe của gà không được đảm bảo, gà dễ bị bệnh, khi bị bệnh sẽ lây lan cho cả đàn gây thiệt hại kinh tế lớn cho bạn.

Mật độ để máng thức ăn, nước uống cho gà cũng rất quan trọng bởi nếu dày quá sẽ thừa gây lãng phí, nếu thiếu gà sẽ bị đói không đẻ trứng đều và đạt .

Thời tiết và điều kiện môi trường chính là hai yếu tố quyết định tới mật độ nuôi gà, mật độ máng ăn, uống. Nếu mùa đông hanh khô, nuôi sàn bạn nên để mật độ cao, ngược lại thời tiết nóng ẩm, nuôi nền thì mật độ phải dãn ra.

Bạn có thể áp dụng cách chia mật độ theo m2, lý tưởng nhất là 5-7 con/m² đối với gà hậu bị (gà từ 6-20 tuần tuổi), và 3-4 con/m² đối với gà đẻ trứng.

Hoặc chia gà thành các ô nuôi theo mật độ 300- 500 con/ô (cách chia theo ô này để gà không dồn vào một khu vực nào đó quá đông). Chia theo ô cũng là cách hay để phân chia thức ăn, nước uống theo máng đều nhau, đảm bảo tất cả đàn gà đều được ăn, uống no đủ.

Chuồng cần có hệ thống thông gió tốt, tránh gió lùa trực tiếp vào gà.

Nên sử dụng chất độn chuồng như trấu, mùn cưa để giữ ấm, độn chuồng cần được thay định kỳ để đảm bảo vệ sinh.

Cung cấp nước uống đầy đủ và sạch sẽ cho gà. Rất nhiều người không chú trọng tới vấn đề này, họ cho gà uống nước lã, nước bẩn mà không hề biết rằng đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh tật cho gà. Lượng nước hàng ngày gà cần không nhiều, nhưng phải là nước sạch, mát sẽ kích thích gà ăn nhiều hơn, kích thích tiêu hóa tốt hơn và tránh được những rủi ro về mầm bệnh.

Nhiệt độ lý tưởng cho gà Ai Cập đẻ trứng là 18-22°C, độ ẩm từ 60-70%. Trong những ngày lạnh, cần bổ sung hệ thống sưởi.

3. Chế Độ Dinh Dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ trứng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ trứng

Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đẻ trứng của gà Ai Cập nên các bạn cần chú ý đến vấn đề này.

Năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của gà tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của chuồng. Theo đó nhiệt độ chuồng càng cao thì nhu cầu năng lượng trong thức ăn sẽ thấp đi và ngược lại.

Nhu cầu Protein và axit amin gà giai đoạn đẻ pha I( 23 – 42 tuần tuổi) lớn hơn giai đoạn II( 43- 68 tuần tuổi) do pha I chính là giai đoạn quyết định khối lượng trứng của gà nhiều hay ít. Do vậy, khi gà chuyển sang giai đoạn pha II, bạn chú ý cắt giảm Protein và axit amin để tránh dư thừa không cần thiết, tiết kiệm chi phí.

  • Canxi – Photpho: Nhu cầu canxi tỉ lệ thuận với tuổi của gà và tỷ lệ đẻ, gà càng đẻ nhiều, tuổi càng lớn thì cần nhiều canxi hơn. Còn nhu cầu Photpho thì lại ngược lại với canxi, gà sau thời kỳ đẻ trứng sẽ không hấp thu quá nhiều photpho như ban đầu.
  • Nguyên tố vi lượng và vitamin: Tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con có cao hay không chính nhờ ở 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng này. Bởi vậy, trong khẩu phần ăn hàng ngày cho gà đẻ bạn cần chú ý bổ sung 2 yếu tố này.
  • Thức ăn chính: Gà Ai Cập cần được cung cấp thức ăn hỗn hợp chứa đầy đủ protein (16-18%), năng lượng (2700-2900 kcal/kg), canxi (3-4%), photpho (0,3-0,5%), cùng các loại vitamin và khoáng chất khác.
  • Thức ăn bổ sung: Bổ sung rau xanh, cám gạo, bột ngô, và các loại thức ăn tự nhiên để gà có thêm dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng.
  • Nước uống: Nước uống cần sạch sẽ, mát mẻ và được thay mới hàng ngày. Cung cấp đủ nước để gà không bị khát, đặc biệt là vào mùa nóng.

4. Quản Lý Ánh Sáng

Ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đẻ trứng của gà Ai Cập.

  • Thời gian chiếu sáng: Đảm bảo gà có đủ 16-18 giờ chiếu sáng mỗi ngày. Trong mùa đông hoặc những ngày mưa, có thể sử dụng đèn để bổ sung ánh sáng.
  • Cường độ ánh sáng: Cường độ ánh sáng khoảng 10-20 lux là phù hợp cho gà đẻ trứng.

5. Chăm Sóc Sức Khỏe Và Phòng Bệnh

Phòng bệnh là yếu tố quan trọng để đảm bảo đàn gà Ai Cập khỏe mạnh và đẻ trứng đều đặn. Bạn hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc Phòng Bệnh hơn Chữa Bệnh. Để đảm bảo sức khỏe cho gà các bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Vệ sinh chuồng trại: Thường xuyên dọn dẹp, khử trùng chuồng trại để loại bỏ mầm bệnh. Chất độn chuồng cần được thay mới định kỳ.
  • Tiêm phòng: Thực hiện các mũi tiêm phòng quan trọng như Newcastle, cúm gia cầm, Gumboro để phòng ngừa các bệnh phổ biến.
  • Kiểm tra sức khỏe: Quan sát biểu hiện của gà hàng ngày, nếu phát hiện gà có dấu hiệu bất thường (kém ăn, lờ đờ, rụng lông), cần tách riêng để theo dõi và điều trị kịp thời.

6. Chăm Sóc Gà Trống

Nên ghép gà trống, mái theo tỷ lệ 1 trống với 8 đến 10 mái
Nên ghép gà trống, mái theo tỷ lệ 1 trống với 8 đến 10 mái

Việc chăm sóc gà trống Ai Cập là để phục vụ cho việc nhân giống gà nếu bạn có ý định tự nhân giống đàn gà thì hãy chú ý đến việc chăm sóc con trống cho tốt.

Gà trống bắt đầu từ 21- 22 tuần tuổi đã bắt đầu đạp mái, thành thục sớm hơn gà mái. Nên ghép gà trống, mái để nhân giống theo tỷ lệ 1 gà trống đi với 8 đến 10 gà mái.

Nên chọn những con giống thật cao to, khỏe, lông mượt, ăn khỏe. Nếu trong đàn có những con trống ngả màu, yếu, nhút nhát không đạp mái, hay đậu hoặc nằm trên nóc và trong ổ đẻ thì nên loại bỏ. Nếu để lại đàn chỉ làm cản trở những con trống khỏe khác, có thể còn làm vỡ trứng trong ổ, tốn thêm thức ăn, ảnh hưởng kinh tế.

7. Chuẩn Bị Ổ Đẻ Cho Gà

Nên làm ổ cho gà đẻ, nếu số lượng lớn có thể cho gà đẻ ra nền chuồng độn chấu
Nên làm ổ cho gà đẻ, nếu số lượng lớn có thể cho gà đẻ ra nền chuồng độn chấu

Khi kinh doanh gà đẻ trứng thì ổ cho gà đẻ hết sức quan trọng. Muốn gà đẻ nhiều trứng thì bạn phải chuẩn bị ổ đẻ cho đủ để gà không phải tranh nhau, rất dễ làm vỡ và mất trứng do gà đẻ ra nền hoặc đẻ linh tinh. Và nhớ còn phải phân bổ các ổ đẻ sao cho thật đều, tốt nhất là đặt giữa chuồng để gà mái di chuyển từ chuồng tới ổ đẻ dễ dàng hơn.

Ổ đẻ phải được lót bằng rơm hoặc chấu, mùn cưa khô, luôn được giữ gìn sạch sẽ, khô thoáng nhất đảm bảo trứng không bị tổn thương khi đẻ ra.

Nên đặt cửa vào ổ đẻ hướng về phía có bóng râm sẽ hấp dẫn gà mái vào đẻ nhiều hơn, hạn chế được trường hợp gà đẻ trứng ra nền, ra chuồng rất dễ bị vỡ.

8. Thu Gom Và Bảo Quản Trứng

Thu gom trứng hàng ngày vào buổi sáng và chiều để tránh việc gà đạp trứng làm hỏng. Sau khi thu gom, trứng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Nếu có điều kiện, nên bảo quản trứng ở nhiệt độ 10-15°C để giữ trứng tươi lâu hơn (có thể từ 15-30 ngày).

9. Kế Hoạch Kinh Doanh

Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trứng là bước quan trọng để đạt được lợi nhuận tốt.

  • Khảo sát thị trường: Trước khi nuôi, nên khảo sát thị trường để xác định đầu ra ổn định cho trứng.
  • Kênh phân phối: Xây dựng các kênh phân phối như bán lẻ tại chợ, cung cấp cho nhà hàng, hoặc xuất khẩu để tối đa hóa lợi nhuận.

Nuôi gà Ai Cập đẻ trứng là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Người chăn nuôi cần chú trọng đến từng khía cạnh từ chọn giống, xây dựng chuồng trại, dinh dưỡng, đến chăm sóc sức khỏe để đảm bảo năng suất và chất lượng trứng. Với sự chăm sóc và quản lý đúng đắn, gà Ai Cập có thể trở thành nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi.

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *