Lịch Vacxin Cho Gà

110 Likes comments off

Để đàn gà phát triển tốt mà không mắc nhiều bệnh trong quá trình nuôi thì việc làm vacxin hết sức quan trọng. Làm vacxin chính là phòng bệnh cho gà và việc phòng bệnh trong chăn nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng, trở thành một công tác không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi.

 

Tiên Vacxin cho gà con

Nếu làm vacxin tốt sẽ đem lại rất nhiều lợi ích trong việc chăn nuôi gia cầm, và làm vacxin cho gà chọi cũng vậy.

Thứ nhất: tiêm phòng vắc xin sẽ giảm chi phí, thời gian chăn nuôi của người dân. Chi phí tiền vắc xin và thuốc cho một đời gà trung bình mất khoảng 5000-7000 đồng/con gồm các loại (Newcatsle, Gumboro, Marek, Viêm phế quản truyền nhiễm), nhưng nếu một con gà mắc bệnh thì tổng tiền thuốc có thể lên đến từ 10- 15 ngàn đồng/gà. Đó là chưa tính đến trường hợp gà bị mắc cách bệnh nguy hiểm, dù có sử dụng thuốc nhưng không thể điều trị khỏi bệnh, hay gà bị giảm khả năng tăng trọng, sút cân bởi ảnh hưởng của thuốc, tăng chi phí nuôi, tăng độ dài ngày nuôi, xấu mã nhẹ cân mà vẫn tiêu tốn thức ăn.

Thứ hai: việc tiêm phòng vắc xin do không hoặc ít phải sử dụng đến kháng sinh dẫn đến lượng kháng sinh tồn dư trong thực phẩm không có nâng cao chất lượng thực phẩm.

Thứ ba: việc tiêm phòng vắc xin giúp công tác dập dịch khi có dịch bệnh xẩy ra được nhanh và cho hiệu quả cao. Tiêm phòng vắc xin sẽ cho hiệu quả cao khi người chăn nuôi hiểu và thực hiện đúng các chỉ dẫn cũng như cách sử dụng vắc xin và một số chú ý trong việc sử dụng vắc xin trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và trong việc nuôi gà chọi.

Úm gà con

Úm gà là giai đoạn cực cực kì quan trọng trong nuôi gà. Gà có hệ miễn dịch tốt hay không? Có tăng trọng nhanh hay không đều là ở giai đoạn này. Càng về sau, gà tăng trọng càng chậm lại và dùng phần lớn năng lượng từ thức ăn dùng để duy trì cơ thể.

• Lịch vacxin dưới đây anh em có thể thêm bớt, thay đổi ngày làm tùy vào tình hình dịch tễ của từng trại từng vùng.

• Lịch kết hợp với cả liệu trình phòng bệnh bằng kháng sinh, và sử dụng các thuốc bổ, men tiêu hóa rất chi tiết được sắp xếp theo từng ngày cho anh em.

Lịch vacxin

Phần I: Lịch phòng bệnh cho gà bằng vacxin và các thuốc bổ trợ

Ngày thứ 1 :

• Cho gà nhịn ăn , chỉ uống nước sạch pha men tiêu hóa để tiêu lòng đỏ.  Nhưng thường thì lúc này gà con vẫn đang ở nhà ấp giống và họ cũng sẽ không cho gà ăn hay uống gì đâu.

• Tiêm phòng vắc-xin marek → tiêm dưới da cổ 0.2ml /con để phòng bệnh Marek trên gà, thường mũi này do nhà cung cấp con giống họ sẽ làm, anh em nhớ lưu ý, hỏi và nhắc nhà cung cấp giống của mình nhé.

Ngày thứ 2 → 4: Phòng các bệnh nhiễm từ trứng bằng kháng sinh

• Khi bắt gà về nhà, AE cho gà uống Bcomplex để giảm Stress trước, sau đó áp dụng lịch dưới đây.

• Buổi sáng cho gà uống thuốc kháng sinh để phòng các bệnh bị nhiễm từ trứng hoặc nhà ấp như bệnh thương hàn, hen CRD, E.coli, viêm rốn bằng thuốc có các thành phần kháng sinh LINCO – SPECGENTA – TYLOSIN hoặc kháng sinh phổ rộng FLOFENICOL.

Cho gà nhịn khát trước 30 phút sau đó pha thuốc sao cho gà uống hết trong 20 phút AE nhé, liều lượng dùng theo nhà sản xuất ghi trên bao bì!

• Buổi chiều AE cho gà uống men tiêu hóa cao tỏi TPs + kết hợp với axit hữu cơ megacid L để bổ sung vi khuẩn có lợi và ổn định đường tiêu hóa cho gà con. AE có thể cho uống thêm thuốc bổ và chất điện giải để chống Stress cho gà nhé. Nhịn khát 20 phút, và uống hết trong 1-2 tiếng

→ Có 1 sai lầm khi dùng các thuốc bổ trợ cho gà mà AE rất hay mắc phải đó là AE cho gà uống liên tục, uống cả ngày. Thứ nhất là sẽ tốn chi phí nhưng hiệu quả mang lại không hề cao. Thứ 2 sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của gà, dễ gây lên bệnh Gout sau này. Vì cái gì dùng quá liều cũng không tốt, kể cả thuốc bổ. Chính vì vậy AE chỉ pha đủ dùng cho một thời gian nhất định, còn lại cho gà uống nước sạch bình thường.

Ngày thứ 5: Phòng vacxin ND-IB cho gà lần 1

• Dùng Vacxin ND-IB nhỏ 1 gọt vào miệng gà để phòng bệnh gà rù NEWCASTLE và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm IB

• Sau khi nhỏ vacxin xong, AE cho gà uống thuốc bổ Bcomlexđiện giải để giảm Stress trong quá trình bắt gà nhỏ vacxin nhé! Nhịn khát 20 phút, uống hết trong 40 phút.

Ngày thứ 6: Phòng bệnh E.coli, cầu trùng bằng Men tiêu hóa và axit hữu cơ

• Cho gà uống men tiêu hóa cao tỏi của TPs  kết hợp với axit hữu cơ megacid L của Omega để ổn định đường tiêu hóa cho gà, phòng các bệnh trên đường tiêu hóa như E.Coli, Colistrium, cầu trùng,… và giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Cho gà uống 1 ngày 1 lần, uống hết trong 1-2 tiếng

Men cao tỏi

Có rất nhiều các loại men tiêu hóa trên thị trường, nhưng hiện tại bộ đôi này đang được AE nuôi gà đánh giá là tốt nhất. Bổ trợ cho nhau, giảm vi khuẩn gây bệnh, tăng vi khuẩn có lợi trong ruột gà.

• Hệ thống tiêu hóa của gà tốt, hấp thụ tối đa thức ăn, phân gà ị ra cũng ít mùi hôi, giảm nồng độ Amoniac và khí độc trong chuồng gà, từ đó cũng giảm được các bệnh đường hô hấp. Kết hợp với men rắc chuồng thì hiệu quả càng cao. Phòng bệnh cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể gà.

Ngày thứ 7: Phòng vacxin APV của Hipra

• Có thể làm hoặc không tùy vào tình hình dịch tễ của khu vực và trang trại, nếu trại của bác nào đã từng bị APV, hoặc ở khu vực chăn nuôi gà nhiều, chăn nuôi tập trung thì nên làm. Vì APV là một bệnh do virus gây ra tuy ít gặp nhưng lại không có thuốc kháng sinh nào để điều trị đâu nhé!

• AE dùng vac xin của Hipra, nhỏ 1 giọt vào miệng gà

• Nhớ cho gà uống Bcomplex sau khi làm kháng sinh để giảm Stress AE nhé!

Ngày 8: Tiếp tục sử dụng bộ đôi men tiêu hóa TPs và megacid L cho gà uống

• Dùng vào buổi sáng, cho gà uống hết trong 1-2 tiếng.

Ngày 9: Phòng vacxin Gumboro lần thứ 1

• AE sử dụng vacxin Gum A hoặc Gum 288E nhỏ 1 gọt vào miệng gà

• Uống Bcomlex để giảm Stress sau khi làm kháng sinh. Cho uống hết trong 40 phút chứ không uống liên tục cả ngày AE nhé! Uống nhiều sẽ thành dư thừa vừa tốn chi phí vừa dễ bị gout.

Ngày 10 → 11: Phòng Thương hàn, bạch lỵ , hen CRD, E.coli bằng kháng sinh

• Buổi sáng AE cho gà uống thuốc có các thành phần kháng sinh LINCO – SPEC; GENTA – TYLOSIN hoặc kháng sinh phổ rộng FLOFENICOL.

Cho gà nhịn khát trước 30 phút sau đó pha thuốc sao cho gà uống hết trong 20 phút AE nhé, liều lượng dùng theo nhà sản xuất ghi trên bao bì!

• Buổi chiều dùng men tiêu hóa cao tỏi TPs kết hợp với megacid L cho gà uống

Ngày 12: Phòng bệnh bằng men tiêu hóa và megacid L

• Tiếp tục dùng men tiêu hóa và megacid L pha cho gà uống. Uống 1 lần/ ngày và uống hết trong 1-2 tiếng

Ngày 13: Làm vacxin ND-IB lần 2 và chủng đậu cho gà

• Nhỏ nhắc lại vacxin ND-IB 1 gọt vào miệng cho gà.

• Kết hợp chủng đậu cho gà luôn một thể, AE dùng kim chủng đậu chuyên dụng mua ở tiệm thú y, nếu không có AE có thể dùng mũi kim của máy khâu nhé. Chấm vào thuốc và châm vào màng cánh của gà.

• Pha thuốc bổ Bcomplex cho gà uống sau khi làm vacxin để tăng sức đề kháng và giảm stress cho gà.

Ngày 14→16: 

• Tiếp tục dùng men tiêu hóa và megacid L cho gà uống vừa để tiêu hóa thức ăn tốt hơn vừa để phòng các bệnh E.Coli và cầu trùng. Vì tầm này AE bắt đầu thả gà ra vườn hoặc ra khắp chuồng, gà sẽ ăn linh tinh, dễ bị nhiễm các vi khuẩn đường tiêu hóa

Ngày 17: Làm nhắc lại vacxin Gumboro lần 2

• Lần này AE có thể pha nước cho gà uống, đỡ phải bắt từng con nhỏ vào miệng. AE nên chuẩn bị nước sạch, không có chất tẩy trùng, tốt nhất là nước đun sôi để nguội. AE cho gà nhịn khát 30 phút và pha thuốc vacxin sao cho gà uống hết trong 20 phút nhé!

Ngày 18 → 20:

• Tiếp tục cho gà uống men tiêu hóa TPs và megacid L

• AE theo dõi giai đoạn này nếu phân gà có biểu hiện phân sống, màu nâu, hoặc có màu đỏ thì có thể cho uống thêm kháng sinh Sulfamono methoxin vào buổi sáng

• Nếu phân màu trắng, màu vàng, màu xanh thì cho uống thêm cả FLOFENICOL .

→ Cho uống kháng sinh buổi sáng, buổi chiều mới uống men+ megacid, nếu AE cho uống men luôn thì kháng sinh gà uống vào sẽ tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn trong men tiêu hóa và làm mất hiệu lực của men.

Ngày 21: Phòng bệnh ILT bằng vacxin

• Vacxin ILT thì AE có thể nhỏ 1 giọt vào mồm,1 giọt vào mắt hoặc pha vào nước cho gà uống. Nếu cho uống thì AE cần chuẩn bị nước sạch, không có chất tẩy rửa sát trùng, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, nhịn khát 30 phút, uống hết trong 20 phút.

• Bổ sung thêm Bcomplex tăng sức đề kháng và giảm stress cho gà.

Ngày 22 → 27:

• Tiếp tục dùng men tiêu hóa cao tỏi TPs kết hợp với megacid L cho gà uống

• Nếu AE thả gà ra vườn, sân chơi ở giai đoạn này mà sau đó thấy phân gà bị tiêu chảy thì cho gà uống kháng sinh Sulfamono methoxinFlofenicol vào buổi sáng để phòng cầu trùng, ký sinh trùng máu, đầu đen, và các bệnh hô hấp khác. Nhớ dùng kháng sinh cách thời gian cho uống men 6 tiếng, ví dụ uống kháng sinh buổi sáng thì chiều mới dùng men. Không cho gà uống phòng kháng sinh quá 3 ngày liên tiếp

Trong thực tế của chính admin và AE đã sử dụng men tiêu hóa với megacid L thì rất ít khi phải phòng thêm bằng kháng sinh. Chỉ ở những giai đoạn thay đổi thời tiết mưa bão ẩm ướt hoặc lúc dịch tễ địa phương căng thẳng thì mới phải dùng thêm. Nên AE cần đánh giá tình hình cụ thể trước khi dùng, tránh tồn dư kháng sinh, giảm sức tăng trọng của gà và tăng chi phí thuốc thang cho chính mình.

Ngày 28: Làm vacxin Cúm A

• Tiêm vacxin dưới da cổ 1 ml/ con

• Sau tiêm AE cần cho gà uống Bcomplex, thuốc hạ sốt. Cho uống cả ngày.

Ngày 29 → 34: Dùng men và megacid L

• Dùng vào buổi sáng, cho gà uống hết trong 1-2 tiếng.

Ngày 35: làm vacxin Coryza

• Tiêm dưới da cổ 0.2 ml/con

• Sau tiêm AE cần cho gà uống Bcomplex

Ngày 36 → 44: Dùng men và megacid L

• Dùng vào buổi sáng, cho gà uống hết trong 1-2 tiếng.

Ngày 45: làm vacxin Niu-cat-son

• Tiêm dưới da cổ, liều lượng theo chủng tiêm và theo nhà sản xuất in trên bao bì

• Sau tiêm AE cần cho gà uống Bcomplex giảm stress và tăng đề kháng.

Ngày 46 → xuất bán:

• AE tiếp tục sử dụng men cao tỏi TPs + megacid L cho gà uống cho tới lúc xuất chuồng, trong men TPs có cao tỏi, 1 dạng kháng sinh tự nhiên phổ rộng cũng có tác dụng ức chế khá nhiều loại vi khuẩn. Ngoài ra cơ chế hoạt động của axit hữu cơ megacid L cũng giảm đến 80% vi khuẩn gây bệnh hoạt động trong ruột gà, nên khả năng phòng bệnh là rất tốt.

• Nếu phát hiện gà có biểu hiện bệnh thì lập tức cách ly, theo dõi, mổ khám để xác định chính xác gà đang bị bệnh gì, ghép với bệnh gì để sử dụng đúng loại thuốc, đúng liệu trình. Tránh dùng kháng sinh lung tung, gà vừa lâu khỏi, vừa tốn chi phí.

Phần II: Lịch phun thuốc khử trùng

Phun thuốc khử trùng chuồng trại

1. Đối với trại chăn nuôi không có dịch bệnh

• Phun định kỳ 10 → 15 ngày 1 lần, phun xung quanh cả trong lẫn ngoài chuồng trại, nhưng không phun vào lớp nền của chuồng vì chúng ta đang rắc men rắc chuồng ở đó. Nếu phun sát trùng sẽ làm chết cả men, thay vì chất sát trùng, AE thay thế thuốc sát trùng bằng men rắc chuồng dạng lỏng để phun hoặc dùng megacid L pha 5cc/ lít để phun vào nền chuồng cũng được

2. Đối với trại hoặc khu vực có bệnh nhưng không tạo lên dịch

• Tiến hành phun 3 ngày 1 lần, cho tới khi khỏi bệnh, sau đó phun định kỳ như bình thường

3. Đối với trại hoặc khu vực xung quanh có bệnh dễ bùng phát thành dịch

• Phun mỗi ngày 1 lần cho tới khi hết dịch. Sau đó phun 3 ngày 1 lần trong 15 ngày. Sau đó lặp lại lịch phun định kỳ như trại ko có dịch bệnh

→ AE nên dọn chất độn chuồng sau mỗi đợt bệnh. Phun khử trùng nền chuồng sau đó mới trải lớp lót chuồng mới. Nếu là những bệnh lây lan nhanh qua phân, hoặc nguyên nhân tới từ lớp độn chuồng có quá nhiều khí độc và vi khuẩn thì AE cần thay dọn luôn, sau đó trải 1 lớp mỏng duy trì trong quá trình điều trị bệnh, khi gà khỏi thì lại dọn lớp đó đi để loại bỏ mầm bệnh, rồi AE khử trùng và trải lớp mới như bình thường.

Chúc anh em may mắn và thành công.

Có thể bạn quan tâm