Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Trong chăn nuôi gia cầm, cần chú ý phòng bệnh, sớm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nấm phổi.
1. Nguyên nhân: Chủ yếu do nấm Aspergillus Fumigatus, Mucoraceae gây bệnh cho gia cầm và các loài chim, trong đó vịt, ngan và ngỗng mẫn cảm nhất.
2. Cơ chế sinh bệnh
Gia cầm hít bào tử nấm có trong môi trường chăn nuôi như trong không khí, máy ấp, máy nở, chất độn chuồng; bào tử nấm phát triển thành ổ nấm, tạo những hạt màu trắng xám hay màu vàng ở phổi hoặc thành các túi khí, phá hoại mô bào, gây ảnh hưởng hô hấp và nấm tiết ra độc tố gây nhiễm độc huyết, gây trúng độc toàn thân và chết.
Gia cầm nuôi nhốt theo phương pháp chăn nuôi tập trung thì bệnh thường nặng hơn nuôi chăn thả.
3. Triệu chứng
Bệnh thường xảy ra quá cấp tính hoặc cấp tính đối với gia cầm con. Gia cầm 5 ngày tuổi đã có thể phát bệnh do hít bào tử nấm từ máy ấp, máy nở, thông thường bệnh xảy ra ở 2-4 tuần tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 80%.
Lúc đầu, gia cầm chết đột ngột, thể trạng bình thường, sau đó một số có biểu hiện như kém ăn, thở khó, nhịp thở tăng, khi bắt gia cầm lên thấy rõ tiếng thở lách tách từ phổi.
Gia cầm khô chân, khô mỏ, tiêu chảy, một số con có triệu chứng co giật (do độc tố nấm ảnh hưởng đến thần kinh); gia cầm gầy dần và chết.
4. Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu trên phổi: Các hạt nấm màu trắng xám hoặc vàng trên phổi, hạt nấm có thể như hạt gạo, rắn; nếu bệnh nặng, cắt phổi thấy hạt nấm lan hết các phế nang, phế quản làm phổi đặc, chắc, khi thả xuống nước, phổi lơ lửng hoặc chìm.
Một số trường hợp, nấm lan sang màng phổi, túi khí, kế phát vi khuẩn gây viêm.
5. Chẩn đoán
– Dựa vào triệu trứng và bệnh tích điển hình như trên để chẩn đoán bệnh.
– Chẩn đoán phân biệt: bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp mãn tính (CRD), bệnh do E.coli thể viêm túi khí, bệnh viêm phế quản (IB) và bệnh viêm thanh khí quản (ILT):
STT | Tên bệnh | Loài gia cầm mắc bệnh | Tuổi gia cầm thường mắc | Triệu chứng điển hình | Bệnh tích điển hình |
1 | Bệnh nấm phổi | Các loài gia cầm | 2-4 tuần tuổi | Lúc đầu, gia cầm chết đột ngột, sau đó có biểu hiện như kém ăn, thở khó, nhịp thở tăng, tiếng thở lách tách từ phổi. |
Khô chân, khô mỏ, tiêu chảy, một số con có triệu chứng co giật, gầy dần và chết.Các hạt nấm màu trắng xám hoặc vàng trên phổi2Bệnh đường hô hấp mãn tính (CRD)Các loài gia cầmCác lứa tuổiỦ rũ, xù lông, kém ăn; chảy nước mũi, mắt hay vẩy mỏ, sưng mặt, mào tím.
Khó thở, há mỏ thở; hen rít nhiều về ban đêm; gầy nhanh; tiêu chảy phân xanh, trắng.
Xác gia cầm bệnh thường gầy, mào tím
Túi khí viêm, dày hơn và đục, có thể gặp viêm dính bã đậu.
Phổi có thể thủy thũng, thâm đen, nhục hóa.3Bệnh do E.coli thể viêm túi khíCác loài gia cầm4-9 tuần tuổi, trước khi gà vào đẻỦ rũ, kém ăn, thở khó, nhịp thở tăng.
Khô chân, khô mỏ, tiêu chảy.Túi khí viêm, có thể có bã đậu.4Bệnh viêm phế quản (IB)GàCác lứa tuổiSốt, ủ rũ, xù lông, kém ăn, thở khó, thở bằng miệng và luôn kèm theo tiếng khò khè, chảy nước mũi, nước mắt.Phế quản, khí quản xuất huyết thành vệt dài hoặc xuất huyết điểm, túi khí xuất huyết hoặc có bã đậu.
Thận sưng to hoặc xuất huyết rất đặc trưng.5Bệnh viêm thanh khí quản (ILT)GàCác lứa tuổiThở khó, thở khò khè.
Chảy nước mắt, nước mũi, kêu xao xác.
Da màu xanh tím do thiếu oxy trong máu.
Niêm mạc khí quản viêm, xuất huyết đỏ, khí quản mổ có dịch nhầy lẫn máu.
Sau 4 – 7 ngày niêm mạc khí quản và thanh quản có bã đậu trắng đóng thành cục dài.
Xem thêm:
6. Phòng bệnh
Thường xuyên vệ sinh, định kỳ khử trùng môi trường khu ấp, nở, chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, đặc biệt mùa mưa ẩm, không để nấm mốc phát triển.
Sử dụng chất độn chuồng mới, sạch, không nấm mốc, bụi bẩn; được phơi khô, phun hoặc xông khử trùng.
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, gia cầm khỏe mạnh sẽ hạn chế mắc bệnh.
7. Trị bệnh
Tìm và cắt đứt nguồn bệnh, nếu nấm trong chất độn chuồng thì phải thay ngay chất độn chuồng mới, khô, sạch, không nấm mốc.
Loại những con gia cầm mắc bệnh nặng vì điều trị không hiệu quả.
Chọn riêng những con có biểu hiện khó thở ra 1 ô để điều trị tích cực và chăm sóc riêng sẽ tốt hơn.
Dùng 1 trong các loại thuốc sau để điều trị cho gia cầm mắc bệnh: Nistatin, Mycostatin, nếu thuốc thú y thì dùng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu thuốc Nistatin của nhân y, loại 500.000 UI/viên, dùng 1 viên/2-3 kg khối lượng gia cầm, dùng 5-7 ngày liên tục tùy mức độ của bệnh (nên cân gia cầm để tính liều lượng thuốc cho chính xác).
Kết hợp bổ sung vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực cho gia cầm.
Khi điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, tăng thông thoáng và vệ sinh là điều quan trọng, giúp gia cầm nhanh hồi phục.
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia