Chắc hẳn nhiều anh em chơi gà chọi quan tâm đến vấn đề tông dòng thì đã từng nghe đến câu: Gà Lộn Tông. Theo nhiều anh em giải thích gà lộn tông là gà được sinh ra do bố và mẹ có quan hệ huyết thống với nhau và nhiều người cho rằng gà lộn tông không nên chơi do kém bền, chạy ngang….Vậy hôm nay megachoi.com sẽ cùng anh em nghiên cứu và phương pháp lai cận huyết xem có ưu và nhược điểm gì nhé!
Giao phối cận huyết là hiện tượng các con vật có cùng huyết thống được giao phối với nhau. Ví dụ như sự giao phối trong cùng dòng họ vật nuôi, giữa bố mẹ và con cái hay ngược lại, hoặc giữa anh chị em ruột vật nuôi với nhau. Cơ chế của sự cận huyết là các gen lặn (thường là những gen suy thoái ), chúng chỉ biểu hiện ra ngoài và thể hiện tác dụng tiêu cực khi chúng là đồng hợp tử. Khi giao phối cận huyết khả năng chúng gặp nhau là rất lớn, do hệ số đồng huyết rất cao (bố mẹ với con, anh chị em ruột với nhau: 25%; anh em họ với nhau, chú bác với cháu: 12,5%…).
Phương pháp lai cận huyết thường sẽ có những trường hợp sau:
- Lai tạo giữa các cá thể gà là anh em ruột thịt cùng đàn
- Lai giữa cá thể gà cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha
- Lai giữa cá thể cách nhau 2 đời như bác trai – cháu gái hay bác gái – cháu trai
- Lai giữa cá thể cách nhau 3 đời như thế hệ ông – cháu hay bà – cháu
- Lai cận huyết nhẹ: Lai giữa thế hệ gà là anh em họ
Và nhiều anh em chơi gà hay có khái niệm gà lộn tông, đây chính là thành quả của phép lai cận huyết này.
Trong chăn nuôi, phối giống cận huyết ngoài ứng dụng để thuần chủng đàn giống, cố định một tính trạng, phát huy và bảo tồn huyết thống của các tổ tiên tốt, phát hiện và thải loại các gen lặn có hại… thì tác hại của giao phối cận huyết thường là rất lớn.
Tác hại được thể hiện ở các tính trạng sinh sản, sinh trưởng phát triển và tính trạng kinh tế như: Giảm khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh; giảm tốc độ sinh trưởng; gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống; giảm tác dụng tiến bộ di truyền của đực giống (mục đích của truyền giống nhân tạo); giảm sức sản xuất. Các tác hại này không riêng rẽ mà chúng cộng hưởng thì hậu quả kinh tế không thể lường mà cần thời gian dài, tốn kém mới khắc phục được.
Quay về vấn đề đúc gà cận huyết thì mình thấy hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều, người bảo tốt, người bảo không tốt. Tuy nhiên qua tìm hiểu thì mình thấy bên đất nước Thái Lan họ đã và đang áp dụng phương pháp lai cận huyết cho gà chọi. Mình thì chưa áp dụng phương pháp này để đúc gà bao giờ nên cũng không biết là nó có tốt hay không. Vậy nếu có điều kiện thì anh em cũng nên thử xem sao để từ đó rút ra được kinh nghiệm đúc gà cho riêng mình. Vì gà chọi lý thuyết chỉ là 1 phần nhỏ, quan trọng phải thực hành.
P/s: Mình đã từng chứng kiến có những con gà được cho là “gà bị lộn tông” nó vẫn ăn kỳ bùm bụp 4 5 cái liền chân anh em nhé. Tuy nhiên không biết tính hiệu quả trên cả đàn thì tỷ lệ thành công như thế nào. Rất mong anh em cùng cho ý kiến!