Thường thì con gà chỉ cần tiêu thụ vào mức 94 calories mỗi ngày cho những sinh hoạt bình thường đi lại của nó. Nhưng vì cuộc thi đấu tại sới cần đến nhiều năng lực hơn nên con gà phải cần thêm 77 calories phụ trội để có thể như xe chạy mà không hết xăng. Do đó trong ngày thi đấu con gà phải tiêu thụ thức ăn để nạp vào người nó 171 calories.
Bài viết sau đây được sưu tầm từ diễn đàn Ganoi.com mình thấy rất hay nên các bạn đọc tham khảo nhé!
Thường khi nghe đến lực chúng ta nghĩ ngay đến sức mạnh (strength) hay một lực xuất phát nào đó (force) một cách chung chung và hay lẫn lộn giữa hai định nghĩa này. Thí dụ như chúng ta nói – con gà đó đá có lực, tức là con gà đó ra đòn mạnh chân, đó là sức mạnh (strength). Còn nếu chúng ta nói lực (force) của gà chân roi đánh trúng khớp chì làm con gà kia chết không kịp ngáp thì đó là lực xuất phát vậy. Khi vận động bay nhảy hay đá con gà tạo ra lực (force). Lực xuất phát này có thể mạnh hay yếu tuỳ vào trọng lượng con gà lớn hay nhỏ (thể lý), vận tốc lúc ra đòn và tình trạng sức khoẻ (thể lực).
Theo như Định lý thứ hai của Newton về chuyển động thì lực F = Trọng lượng x Gia tốc. (Force = mass x accelaration).
Đã có một định nghĩa tương đối rõ ràng về sức mạnh và lực xin được trả lời định nghĩa “năng lực” là gì trước khi đi vào chủ đề chính. Năng lực (energy) là nguồn phát sinh ra lực được tính bằng calories được cơ thể hấp thụ qua thức ăn và dinh dưỡng hằng ngày. Những chất tố cần thiết để nạp vào các bắp thịt tạo ra sự vận động được gọi là “Glycogen”, nó được xem như một loại nhiên liệu ( như xăng dầu) dự trữ trong cơ bắp để giúp việc vận động có hiệu quả và lâu biết mệt. Nếu lượng trữ “Glycogen” xuống thấp hay đã cạn trong cơ thể và đặc biệt là trong các cơ của bắp thịt thì con người sẽ thấy mau mệt mỏi. Nếu cứ cố vận động quá sức, trong khi “Glycogen” đã xuống thấp thì có thể gây ra tình trạng không đạt được hiệu năng cao và có thể gây ra tai nạn hay nặng hơn là bệnh tật. Đây là những trường hợp mà dân chơi gà gọi gà thiếu năng lực là:
– Gà mất gân
– Gà thiếu sung
– Gà thiếu chân đá, hay đứng thở
– Gà thiếu ăn
– Gà thiếu làu, lực
– Gà chưa tới pin, vv… và vv…
Để sự phân tích và giải thích dựa trên nền tảng và căn bản khoa học hẳn hoi, BaLoi đưa ra vài thí dụ cụ thể để giải thích cho dễ hiểu như sau:
Thí dụ 1: Một con gà đòn khoảng 3 ký đứng đá 8 hồ (2 giờ) và khoảng 5 hồ nước xen kẽ – nếu tính ra nước ở miền Nam thì 5 phút, có nơi cho 10 phút nước. Vị chi con gà cần 50 phút để làm nước cho 8 hồ. Gần 3 tiếng đồng hồ. Thế thì con gà cần 1 lượng calories bao nhiêu cho một trận đánh kéo dài gần 3 tiếng ?
Trả lời: Thường thì con gà chỉ cần tiêu thụ vào mức 94 calories mỗi ngày cho những sinh hoạt bình thường đi lại của nó. Nhưng vì cuộc thi đấu tại sới cần đến nhiều năng lực hơn nên con gà phải cần thêm 77 calories phụ trội để có thể như xe chạy mà không hết xăng. Do đó trong ngày thi đấu con gà phải tiêu thụ thức ăn để nạp vào người nó 171 calories.
Thí dụ 2: Một con gà cựa khoảng 2,5 ký đứng đá 15 phút. Gà cựa mau ăn thua chỉ cần trong 1 hồ là giải quyết trận đấu thắng thua.Thế thì con gà cựa cần 1 lượng calories bao nhiêu cho một trận đánh kéo dài 15 phút ?
Trả lời: Thường thì con gà chỉ cần tiêu thụ vào mức 78 calories mỗi ngày cho những sinh hoạt bình thường đi lại của nó. Nhưng vì cuộc thi đấu tại sới cần đến nhiều năng lực hơn nên con gà phải cần thêm 5 calories phụ trội, dĩ nhiên con gà cựa không cần nhiều calories phụ trội như gà đòn vì nó chỉ cần thi đấu trong 1 thời gian ngắn. Do đó trong ngày thi đấu con gà cựa phải tiêu thụ thức ăn để nạp vào người nó 83 calories.
Nếu số lượng calories hấp thụ vào cơ thể mà không được xài (đốt) hết thì lượng calories dư này sẽ biến thành chất mỡ được trữ trong cơ thể. Do đó tránh cho tình trạng con gà bị mập thì chỉ nên cho ăn đúng liều lượng quy định. Trong thí dụ 1 ở trên, con gà đòn cần 1 lượng 94 calories mỗi ngày. Nếu dùng phương pháp phân bổ khẩu phần cho người vận động viên thể hình (lực sĩ) ở mức như sau : 57 % chất tinh bột, 30% chất béo và 13% chất đạm chúng ta có thể du di và thiết lập 1 bảng khẩu phần mới cho gà nòi như sau : 60% chất tinh bột, 25% chất béo và 15% chất đạm.
Theo như tỷ lệ (%) đã ấn định ở trên ta có thể vạch ra một bản năng lượng calories như sau cho con gà đòn 3 ký:
– Chất tinh bột (carbohydrates): 94 calories x 0.6 = 56.4 calories
– Chất béo (fats) : 94 cal x 0.25 = 23.5 cal
– Chất đạm (protein): 94 cal x 0.15 = 14.1 cal
Tính ra trọng lượng thức ăn cho gà ăn mỗi ngày như sau:
– 1gram tinh bột cho 4 calories – vậy gà cần ăn: 56.4 / 4 = 14.1 gram tinh bột.
– 1 gram chất béo cho 9 calories – vậy gà cần ăn: 23.5 / 9 = 2.6 gram chất béo.
– 1 gram chất đạm cho 4 calories – vậy gà cần ăn: 14.1 / 4 = 3.5 gram chất đạm.
Tiêu chuẩn dinh dưỡng này là cho gà đang om và chuẩn bị ra sới, những ngày nào có vần hơi hay xoay xổ thì tuỳ theo thời gian của mấy hồ vần mà tăng thêm phần calories cho gà như đã bàn đến ở phần Thí dụ 1 và 2.
Mới xem qua phương pháp trên có lẽ chúng ta cho rằng con gà được cho ăn quá ít chăng ? Thực ra theo cách nuôi gà chọi của Việt Nam, tiêu chuẩn dinh dưỡng rất vô chừng, ai hay đâu thì tìm đấy, nghe ai nói có cách này hay cách kia được thì mọi người về thử cho con gà mình nuôi mà không để ý đến thể lực cũng như tình trạng của mỗi con gà đều khác xa nhau. Việc cho gà ăn ít hay ăn nhiều toàn dựa trên kinh nghiệm cá nhân, không có bài bản và có tính cách thuyết phục lẫn khoa học. Ở đây những tiêu chuẩn dinh dưỡng được đưa vào áp dụng ở đây hoàn toàn dựa trên việc phân bổ hợp tình hợp lý qua cách áp dụng và phân bổ liều lượng dinh dưỡng cho một vận động viên thể hình ở vào cân nặng 50 ký. Tiêu chuẩn này được giảm thiểu xuống 16 lần để phù hợp với tình trang và cân nặng của 1 con gà đòn 3 ký. Tiêu chuẩn dinh dưỡng này sẽ không làm cho gà bị mập lên một cách bất bình thường mà chủ yếu là giữ được số cân (kg) không thay đổi và trong khi tập luyện, xoay xổ con gà sẽ giúp cho các cơ bắp phát triển, dẻo dai và bền bỉ hơn. Do tiêu chuẩn dinh dưỡng này khá chuẩn về mức độ calories cần thiết để giúp con gà hoạt động đi lại trong ngày, nên con gà cũng không cần phải áp dụng những phương pháp giảm cân khác như vào nghệ, ăn nghệ để giúp gà xuống cân nhanh chóng, chuẩn bị cho gà được sẵn sàng đem ra sới thi đấu. Những cách giảm cân, giảm béo nhanh kiểu này nhiều khi lại dẫn đến trường hợp “hối bất cập” do việc con gà xuống cân nhanh quá do vào nghệ quá nhiều có thể gây cho con gà bị nóng và khó ở trong người, trường hợp này dân chơi gà gọi là gà bị “khô” hay “mất gân’ hay “hóc nước”.
Một điều khác cần chú ý ở đây là khẩu phần dinh dưỡng dành cho những con gà giò, gà choai choai đang mau ăn chóng lớn hay những con gà đang trong mùa đổ lông thì tất nhiên phải khác. Khẩu phần trên không phù hợp vì con gà cần có khẩu phần dinh dưỡng có đạm tố cao hơn, nhiều calories hơn để giúp cho việc tăng trưởng.
1. Chất tinh bột (carbohydrates).
Đây là chất dùng để tạo năng lương cho cơ thể, do đó chúng ta thấy thành phần và tỉ lệ chất tinh bột rất cao. Đây cũng là nhóm chính so với 2 nhóm kia – tỷ lệ cao đến 60% trong phần dinh dưỡng của gà nòi. Trong nhóm tinh bột này chia ra làm 2 nhóm, đó là nhóm tinh bột đơn (hấp thụ nhanh khi tiêu hoá) và nhóm tinh bột phức tạp (hấp thụ chậm).
a) Nhóm tinh bột đơn: Đây là nhóm được tiêu hoá nhanh và được cơ thể hấp thụ nhanh làm tăng lượng đường (glucose) trong cơ thể. Thí dụ như đường, bánh ngọt, kẹo, vv… Nhóm tinh bột đơn này được gọi là nhóm tinh bột không tốt cho cơ thể. Nếu ăn nhiều có thể gây ra bệnh béo phì và bệnh trạng về lâu về dài như bệnh tiểu đường, cao máu, vv… Một nhóm tinh bột đơn khác không chứa loại đường glucose mà chứa đường trong dạng thiên nhiên(fructose), chẳng hạn như trong chuối, cam táo – nói chung là trái cây, loại đường này thì tốt cho cơ thể.
b) Nhóm tinh bột phức tạp: Đây là nhóm tinh bột được tiêu hoá rất chậm do đó làm cho con gà khi ăn loại tinh bột này sẽ no lâu và đầy bụng hơn, không cảm thấy đói. Khi được tiêu hoá lượng glucose trong cơ thể không bất chợt tăng cao và gây rối loạn cho các hệ thống như tiêu hoá hay tuần hoàn. Nhóm tinh bột phức tạp này khi tiêu hoá cũng cho cơ thể một loại đường năng lượng có tên gọi là “glycogen” được chứa trong các bắp thịt để khi cần phải xử dụng đến thì “xuất kho” giúp cơ thể hoạt động điều độ và bình thường. Nhóm tinh bột này được gọi là nhóm tinh bột tốt.
Cơm hay bánh mì đều được gọi chung là nhóm tinh bột phức tạp, thế nhưng sao cho gà ăn cơm hay bánh mì đều không tốt. Lý do là những khoáng chất và vitamins ở trong hạt lúa hay lúa mì đã đuợc xay xát và làm sạch khi chế biến ra bánh mì hay gạo, làm cho mất đi các thành phần dinh dưỡng tốt này. Thành phần tinh bột được kể là tốt chính là loại còn nguyên hạt như các loại ngũ cốc.
Thế thì khi nuôi 1 con gà nòi chuẩn bị ra sới thì mức ăn tinh bột phức tạp là bao nhiêu ? Theo cách tính của nông gia Việt Nam thì cứ 2 lúa được 1 gạo, thí dụ 2 ký lúa xay ra được 1 ký gạo. Theo đơn vị tây phương thì được tính 1 chén gạo ( tức là 1 cup) là 185gr. Trong 1 chén có 44.5 gram carbohydrates tức là thành phần tinh bột. Vậy tính tỷ lệ ra cứ trong 1 gram gạo có 4,15 gram tinh bột.
Theo phương pháp dinh dưỡng ở trên thì con gà ở chạng 3 ký cần ăn 14,1 gram tinh bột x 4,15 = 58,5 gram gạo (hay 1/3 chén gạo). Tính ra lúa thì 58,5 gram x 2 = 117 gram lúa cho gà ăn mỗi ngày.
Trong khi đó 1 chén bắp vào khoảng 140 gram có đến 31 gram tinh bột phức tạp. Do đó 1 gram bắp cho 4,5 gram tinh bột. Theo tỉ lệ này so sánh với gạo chỉ có 4,15 gram dẫn chứng cho ta thấy rất khoa học là gà ăn bắp sẽ mập hơn ăn thóc vì lượng tinh bột trong bắp cao hơn trong lúa. Điều này giải thích và cho ta câu trả lời thích đáng mà nhiều người nuôi gà xưa nay đều biết là cho gà ăn bắp sẽ mập hơn nhưng không hiểu rõ nguyên do vì sao.
2. Chất đạm tố (proteins).
Khi nói đến chất đạm chắc ai nấy đều nghĩ ngay đến thịt, cá và tôm là những thực phẩm giầu chất đạm. Tuy nhiên trứng và các loại thực phẩm như rau, đậu đều có chất đạm tuy là thành phần đạm tố không cao mà thôi. Chất đạm cần cho việc phát triển và bồi đắp cho cơ bắp. Trong trường hợp bắp thịt bị kiệt lực hay bị chấn thương thì chất đạm chính là nguồn để tái tạo lại các cơ bắp. Phải nói trong thân thể con người, tế bào nào cũng có chất đạm tố. Chất đạm tố này được thiết lập bởi các thành phần chất amino acids. Tuy nhiên có 9 nhóm amino acids này thân thể con người không tái tạo được mà chỉ có thể ăn vào qua thức ăn giầu đạm tố như trứng, thịt, hải sản, vv… Đây là những thức ăn có thành phần đạm tố hoàn chỉnh nhất (complete). Còn các thức ăn khác như rau quả, đậu, ngũ cốc, cũng có đạm tố nhưng được gọi là nhóm có đạm tố không hoàn chỉnh (incomplete). Do đó thức ăn trong nhóm này cần phải ăn chung với nhau để tạo ra nhóm đạm tố hoàn chỉnh.
3. Chất béo (fats).
Tiếp tục cập nhật…