Cách Phân Biệt Chân Gà Chọi

93 Likes comments off

Chào anh em,

Hôm trước mình đã chia sẻ với anh em cách xem vảy gà chọi, hôm nay mình sẽ hướng dẫn anh em cách phân biệt một số loại chân gà chọi, đây là cái rất sơ khai của bộ môn gà chọi, đa số những anh em chơi gà trong vài tháng đến một năm đều biết. Tuy nhiên có nhiều anh em mới chơi gà, “ít va chạm” vẫn chưa phân biệt được những loại chân gà chọi và phân vân có nên nuôi hay không.

Cách Phân Biệt Chân Gà Chọi
Cách Phân Biệt Chân Gà Chọi

Thông thường gà chọi thường có cặp chân với 2 hàng vảy đều nhau, dáng đứng thẳng, vững, màu sắc của chân thì rất đa dạng như gà chọi chân vàng, gà chọi chân xanh, gà chọi chân chì…. Tuy nhiên ở một số con lại có những cặp chân rất lạ như chân thiết lĩnh, chân lông vảy loạn, chân 3 hàng vảy, chân vảy rồng hay chân thư hùng… mời anh em cùng xem từng loại chân để nhận biết nhé!

1. Gà chân 2 hàng vảy suốt

Gà chọi chân hai hàng vảy suốt
Gà chọi chân hai hàng vảy suốt

Đây là mẫu chân gà thường bắt gặp nhất ở gà chọi và cũng là loại chân dễ chơi nhất đối với các sư kê. Nếu gà chọi có cặp chân 2 hàng vảy mà vảy mỏng, chân nhỏ gọn, thanh thoát, ngón chân thắt thì được xem là một con gà chọi hay, thường có đòn đánh gãy, rát chân và để lại nhiều thương thích cho đối thủ khi tham gia thi đâu.

2. Chân 3 hàng vảy

Chân 3 Hàng Vảy
Chân 3 Hàng Vảy

Khắc với những con gà thông thường chỉ có 2 hàng vảy ở chân thì gà chọi 3 hàng vảy thường có 3 hàng vảy nằm trên một chân và song song với nhau. Gà này được các sư kê đánh giá là văn võ song toàn vì sở trường và có lối đá rất khôn khéo, đặc biệt có tài dùng cựa tùy cơ ứng biến.

3. Chân thư hùng

Chân Thư Hùng
Chân Thư Hùng

Gà chọi chân thư hùng là loại gà với cặp chân có 2 màu khác nhau, thường là một bên vàng một bên xanh, hoặc một bên vàng một bên đen. Trên thực tế thì cũng có rất nhiều chiến binh với cặp chân thư hùng đã làm mưa làm gió trên các sới gà lớn ở nước ta.

4. Chân thiết lĩnh

Chân thiết lĩnh
Chân thiết lĩnh

Gà chọi chân thiết lĩnh mới đầu nhìn sẽ có cảm nhận chân gà bị dị tật vì chân gà bị khuỳnh ra ở đầu gối, đi lại nhìn “dật dẹo”, đầu gối như bị thấp khớp, cách hình dung đơn giản nhất là giống như ở người có chân vòng kiềng. Tuy nhiên đây lại là một trong những linh kê vì đòn đánh rất nặng và hiểm. Gà chọi chân thiết lĩnh cũng có nhiều kiểu, có con khuỳnh ra, có con khuỳnh vào, có con chân lủng lẳng như đã bị gãy.

5. Chân sâu đo

Chân sâu do vảy dép
Chân sâu do vảy dép

Gà chọi chân sâu đo vảy dép cũng là một trong những dòng gá quý hiếm mà nhiều người vẫn thích chơi. Về ngoại hình thì nó cũng như các chiến kê bình thường nhưng sự khác biệt là ở ngón ngoại của gà nhìn như bị dị tật, cong như hình con sâu nên được gọi là chân sâu đo. (có thể cong 1 bên hoặc cả 2 bên). Để là một chú gà có cặp chân đồng bộ thì theo sách vở xưa để lại, chân sâu đo phải đi với vảy dép. Đó là những vảy dặm ở dưới đế lòng bàn chân của gà.

6. Chân lông vảy loạn

Chân Lông Vảy Loạn

Đối với gà chân lông vảy loạn sẽ có tới 3 ngón chân mọc lớp vảy dặm, phân bổ chủ yếu ở ngón giữa là nhiều nhất và có thể được nhận thấy nhanh chóng. Phần ngón nội sẽ có ít vảy dặm hơn, nếu ngón ngoại là thới thì thường sẽ ngắn hơn.

Thêm vào đó, phần cụm bàn chân của gà chân lông vảy loạn sẽ xuất hiện thêm lông và vảy dặm ngoại. Tuy nhiên, trong thực tế rất dễ nhầm lẫn giữa gà chân lông vảy loạn cùng sinh thế với những giống đã qua nhiều đời lai tạo khác nhau. Do đó mà cần nhiều kinh nghiệm của sư kê để lựa chọn được một con gà tốt nhất.

7. Chân vảy Rồng

Gà Vảy Rồng
Gà Vảy Rồng

Theo nhiều nguồn tài liệu tham khảo thì gà chọi vảy rồng có nguồn gốc ở miền Tây nước ta thuộc các tỉnh Long An, Bến Tre. Vì từng có một thời gian được nhiều người chơi gà yêu thích nên gà chọi vảy rồng đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, nơi có những anh em đam mê bộ môn chọi gà.

Anh em có thể tìm hiểu kỹ hơn về gà chân vảy rồng TẠI ĐÂY

9. Chân đi né lồng

Gà chọi né lồng cũng là một trong những dị kê bởi khi di chuyển nó như kiểu đang bò, 2 chân khụy gối sát đất và đi lại chậm chạp, né bên này, né bên kia, anh em có thể tưởng tượng dáng đi của nó giống như người say rượu đi, chân Nam đá chân Chiêu.

Các bạn có thể xem thêm: Những cặp chân đồng bộ của gà chọi

Có thể bạn quan tâm