Tác Hại Của Độc Tố Nấm Mốc Trong Thức Ăn

173 Likes comments off

Sự tồn tại của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi là một mối đe dọa nghiêm trọng tới ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là khi chăn nuôi gia cầm đang ngày một đi vào hiện đại với quy mô dần được mở rộng do đó các nhà chăn nuôi cần hiểu rõ về độc tố nấm mốc trong thức ăn ảnh hưởng như thế nào lên gia cầm.

Đường xâm nhiễm của độc tố nấm mốc vào cơ thể gia cầm chủ yếu thông qua đường tiêu hóa, sau đó là hô hấp hay tiếp xúc. Những tác động của độc tố nấm mốc lên động vật rất đa dạng, từ việc ức chế miễn dịch đơn giản cho tới những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể gây chết. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào loại độc tố (loại độc tố do nấm mốc, loại nấm sinh độc tố, mức độ và thời gian nhiễm độc), động vật gây nhiễm (loài, giới tính, tuổi, giống, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng . . .) và môi trường (quản lý trang trại, vệ sinh, nhiệt độ, ánh sáng, mật độ…)

Những yếu tố ảnh hưởng của độc tố nấm mốc lên gia cầm
Những yếu tố ảnh hưởng của độc tố nấm mốc lên gia cầm

Độc tố nấm mốc có ảnh hưởng khác nhau lên các cơ quan, chức năng của gia cầm cũng như năng xuất và sức khỏe của gia cầm. Bảng dưới đây là một số những ảnh hưởng của một số loại độc tố nấm mốc.

– Ức chế miễn dịch: Khi gia cầm nhiễm độc tố nấm mốc chúng ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch gây suy giảm khả năng bảo vệ cơ thể dẫn tới nhiễm các bệnh cơ hội.

– Hệ thống tạo máu: ảnh hưởng tới khả năng sản xuất các loại tế bào máu từ tế bào tủy xương. Gây rối loạn chức năng tạo máu đầu tiên dẫn đến giảm sản xuất các bạch cầu trung tính (các tế bào màu trắng có chức năng tiêu diệt vi sinh vật lạ xâm nhập cơ thể và thực bào chúng) do đó hệ thống miễn dịch của gia cầm suy giảm, sau đó là hiện tượng thiếu các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu .

– Gan bị tổn thương nặng à sưng to.

– Thận bị tổn thương và sưng to, một số trường hợp có thể bị viêm bể thận.

– Hệ sinh sản: giảm sản lượng trứng, giảm chất lượng trứng (trứng mỏng vỏ, lòng trắng loãng), tỷ lệ ấp nở giảm.

– Hệ thần kinh bị ảnh hưởng dẫn đến hành vi của gia cầm có biểu hiện bất thường.

– Da và lông cũng có những biểu hiện bất thường như viêm da, da nhạt màu, rụng lông.

– Gia cầm nhiễm độc tố thường có biểu hiện tiêu chảy nặng (hệ tiêu hóa).

– Giảm sức sản xuất; gia cầm giảm ăn, giảm khả năng hấp thu thức ăn, giảm tăng trọng, FRC tăng.

– Biểu hiện bệnh lý: độc tố nấm gây ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác nhau, dẫn tới các biêu hiện bệnh lý khác nhau

– Tồn dư độc tố ở các cơ quan như gan, thận, trứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Một số những khó khăn khi quản lý những ảnh hưởng do độc tố nấm mốc

– Độc tố nấm ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể gia cầm cùng một lúc, do đó xử lý khi bị nhiễm bệnh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc kiểm soát mức độ ảnh hưởng của bệnh.

– Các biểu hiện bên ngoài mà ta quan sát được thường không phải do một loại độc tố duy nhất, do đó rất khó có thể đưa ra một phác đồ điều trị đặc hiệu cho bệnh.

– Các nghiên cứu thực nghiệm trong tự nhiên để kiểm tra khả năng nhiễm bệnh, ảnh hưởng của bệnh lên gia cầm trong tự nhiên là rất khó thực hiện do có rất nhiều những ảnh hưởng của môi trường mà thí nghiệm không thể loại bỏ hết được.

Nhiễm độc tố Zearalenone

Gia cầm khi nhiễm độc Zearalenone có những biểu hiện nặng nề trên đường sinh sản như tăng số lượng trứng loại, giảm hiệu xuất sinh sản, giảm tỷ lệ ấp nở, tăng tỷ lệ quái thai dị hình.

Nhiễm độc tố Fumonisins

Ảnh hưởng nặng nề tới gia cầm nuôi lấy thịt như

– Giảm khả năng tăng trọng, khả năng thu nhận thức ăn, FCR tăng cao.

– Gan và thận sưng to.

Gia cầm bị tiêu chảy nặng.

– Có tồn dư trọng gan thận.

Có thể bạn quan tâm