Hiện Tượng Gà Cắn Mổ Nhau Và Cách Phòng Tránh

175 Likes 1 Comment

Không biết anh em nuôi gà có gặp trường hợp này hay không? Trước mình nuôi thì không bị, nhưng thời gian gần đây bắt đầu thấy hiện tượng gà cùng đàn cắn mổ lông nhau, khi 1 con bị tấn công là cả đàn tập chung mổ, có nhiều con bị chột không thể lớn kịp so với đàn, dần trở thành gà còi cọc. Hôm nay rỗi rãi ngồi ngâm cứu tý, tiện đăng lên đây luôn cho anh em tham khảo.

Hiện tượng cắn mổ nhau ở gà hay còn gọi là bệnh canibalizm có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gà cắn mổ nhau, cho nên khi xảy ra hiện tượng gà cắn mổ nhau cần phải thực hiện đồng loạt những biện pháp có thể thực hiện được để nhanh chóng ổn định lại đàn gà và sau đó cố gắng tìm ra nguyên nhân chính để khắc phục và phòng ngừa cho đàn gà trong thời gian tới nếu không gà sẽ chậm lớn, có nhiều con bị sẹo hoặc bị ốm chết.

Bệnh Mổ Cắn Nhau Ở Gà Chọi
Bệnh Mổ Cắn Nhau Ở Gà Chọi

Sau khi ngâm cứu thì mình thấy hiện tượng gà cắn mổ nhau thường do một trong những nguyên nhân sau đây:

– Do mật độ nuôi: Nếu mật độ nuôi quá cao, trong mùa nắng nóng thì gà hay bị stress, nếu bị nặng sinh ra cắn mổ nhau, kèm vào đó là nguồn thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng cần thiết, nhất là đạm, acid amin, vitamin, khoáng, muối, chất xơ… cho gà. Đặc biệt, trong giai đoạn gà thay lông, nếu bị hiện tượng này thì gà không thể có một bộ lông đầy đủ và khỏe mạnh.

– Do cường độ ánh sáng: Khi cường độ chiếu sáng cho đàn gà quá cao vào một thời điểm nào đó trong ngày cũng có thể kích thích đàn gà trở nên hung hăng và cắn mổ nhau.

Dựa vào 2 nguyên nhân trên chúng ta có thể thực hiện biện pháp khắc phục hiện tượng cắn mổ nhau ở gà như sau:

Hạn chế stress gây hại ở gà, không nuôi với mật độ quá cao, chuồng trại phải được thông thoáng tốt, hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào trại…; thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn, nhất là đạm, chất lượng đạm và các acidamin thiết yếu, khoáng, vitamin… đặc biệt giai đoạn gà con mọc lông, gà hậu bị thay lông và gà đẻ cho năng suất trứng cao…; thường xuyên cung cấp đầy đủ nước uống sạch và mát cho gà; gà đẻ nuôi công nghiệp phải được cắt mỏ trước khi đẻ 2 – 3 tháng.

Khi xảy ra hiện tượng gà cắn mổ nhau nếu chưa tìm được nguyên nhân thì phải tiến hành một số công việc có tính tổng hợp để can thiệp như sau:

  • Nhanh chóng cách ly những con gà cắn mổ ra khỏi đàn, dùng thuốc Xanh Methylen bôi vào vết thương để chống nhiễm trùng và tránh gà tiếp tục bị mổ
  • Cho gà uống Catosal với liều 1cc/2 lít nước, liên tục trong 3 ngày; tăng cường thông thoáng và hạn chế các tác động làm xáo trộn đàn gà. Đối với những trại nhỏ có thể dùng rau xanh rửa thật sạch, bó thành những bó nhỏ treo quanh trại để gà lo tập trung ăn rau, không cắn mổ nhau.
  • Trộn bổ sung LysineMethionine vào thức ăn với liều 200g mỗi loại/100kg thức ăn, đồng thời tăng hàm lượng đạm của thức ăn lên thêm 1 – 2%, ngay sau khi phát hiện gà cắn mổ và duy trì đến khi đàn gà ổn định trở lại. Kiểm tra lại máng uống để đảm bảo có đủ nước sạch và mát cho gà.

Hiện tượng cắn mổ nhau ở gà có rất nhiều nguyên nhân, cho nên khi xảy ra hiện tượng cắn mổ nhau, cần phải thực hiện đồng loạt những biện pháp có thể thực hiện được để nhanh chóng ổn định lại đàn gà và sau đó cố gắng tìm ra nguyên nhân chính để khắc phục và phòng ngừa cho đàn gà trong thời gian tới.

Việc phân biệt hiện tượng cắn mổ do mật độ nuôi và môi trường hay do thức ăn và dinh dưỡng là việc rất khó, có ý nghĩa rất quan trọng trong qui trình phòng ngừa và can thiệp khi hiện tượng cắn mổ xảy ra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế ta có thể phân biệt thông qua một số điểm sau:

– Hiện tượng cắn mổ do mật độ nuôi và môi trường thường xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà. Gà cắn mổ nhau vào thời điểm nhiệt độ chuồng tăng cao (khoảng từ 10 giờ đến 15 giờ mỗi ngày), sáng sớm và chiều tối hầu như không xảy ra.

– Hiện tượng cắn mổ do thức ăn và dinh dưỡng thường xảy ra lúc gà mọc lông, gà thay lông và giai đoạn gà đẻ cho năng suất cao. Gà cắn mổ nhau có thể xảy ra từ sáng sớm đến chiều tối và tỷ lệ tăng dần khi nhiệt độ trong chuồng tăng cao, kèm theo hiện tượng gà mổ trứng.

Tóm lại, nếu phân biệt được nguyên nhân gây nên hiện tượng cắn mổ ngay khi nó mới xảy ra thì biện pháp can thiệp sẽ đơn giản hơn và thiệt hại sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên trong thực tế hai nhóm nguyên nhân trên có sự đan xen, liên kết chặt chẽ lẫn nhau. Nếu thức ăn thiếu hụt một số chất dinh dưỡng nhưng gà được nuôi trong môi trường tốt, mật độ nuôi thấp hoặc khi nuôi gà trong môi trường không tối ưu với mật độ khá cao… nhưng với thức ăn hoàn chỉnh thì cắn mổ sẽ ít xảy ra hoặc mức độ cắn mổ sẽ ít trầm trọng hơn. Ngược lại, khi nuôi gà với mật độ cao, môi trường xấu và không cho ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì chắc chắn cắn mổ sẽ xảy ra và mức độ thiệt hại sẽ cao hơn.

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

1 Comment

Comments are closed.