Stress Nhiệt Trên Gà Và Cách Phòng Chống

81 Likes Comment

Khi gà bị Stress nhiệt sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng. Ảnh hưởng của stress nhiệt đối với gà như: giảm năng suất, tăng tỷ lệ chết, tăng chi phí đầu tư, giảm khả năng sinh sản, tăng rối loạn chuyển hóa, giảm sức đề kháng…

stress-nhiet-tren-ga
Stress nhiệt trên gà

Gà và gia cầm nói chung không giống như các loài động vật máu nóng khác, gà không có tuyến mồ hôi để giải phóng nhiệt độ cơ thể, mà thường tỏa nhiệt theo các cách sau: bức xạ nhiệt, đối lưu nhiệt, bốc hơi nước, truyền dẫn nhiệt.

Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của gia cầm là từ 18 – 24 độ C, ẩm độ %RH nhỏ hơn 50%. Khi nhiệt độ tăng cao, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất của gia cầm: từ 24 – 30 độ C, gà giảm săn, giảm tỷ lệ đẻ, trên 30 độ C: gà giảm tăng trọng, giảm đẻ, chất lượng trứng giảm. Ảnh hưởng của stress nhiệt đối với gà thịt, gà đẻ như: giảm năng suất, tăng tỷ lệ chết, tăng chi phí đầu tư, giảm khả năng sinh sản, tăng rối loạn chuyển hóa, giảm sức đề kháng…

Một số Giải pháp phòng chống stress nhiệt:

– Nuôi dưỡng: mật độ vừa phải (gà thịt 8-10 con/m2, gà giống 4-5 con/m2), thời tiết quá nóng có thể thả gà ra vườn, gốc cây quanh chuồng hoặc sân chơi có mái che mát, nếu nhiệt độ tăng hơn 25 độ có thể phun nước lên mái, tránh vận chuyển gia cầm trong thời điểm từ 10h-15h, khi cần vận chuyển gia cầm mùa nóng cần bổ sung Vitamin C vào nước uống…

– Chuồng trại: dàn mát bố trí mái che có thể kéo xuống vào ban ngày, kéo lên vào ban đêm cho gió mát vào, nền chuồng sạch sẽ, chất độn chuồng vừa phải, định kỳ thay chất độn chuồng dảm bảo khô ráo, sạch mầm bệnh, mái nhà sử dụng tấm cách nhiệt có thể phản xạ 98% nhiệt bức xạ.

– Nước uống: cung cấp nước sạch và mát, tránh bơm và phơi bể nước vào ngày nắng nóng. Tăng nước và bổ sung máng uống, đường ống dẫn nước hoặc bể nước có thể xây ngầm hoặc mái cách nhiệt để giữ nước mát, bổ sung Vitamin C, đường, điện giải giúp gà giải nhiệt và tăng sức đề kháng.

– Dinh dưỡng: hợp lý, tăng số bữa ăn trong ngày và vào thời điểm mát mẻ (6h sáng, 6h chiều và 22h tối), bổ sung canxi, tăng máng ăn, bổ sung axit amin D, L – methionine giúp tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ

Xem thêm: Những lưu ý khi nuôi gà ngày nắng nóng

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *