Bệnh Viêm Phế Quản Truyền Nhiềm (IB)

103 Likes comments off

Nếu bạn nhận thấy gà của mình có biểu hiện khó thở, thở khò khè, ho, hắt hơi liên tục thì nhiều khả năng gà đã bị bệnh viên phế quản truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh IB trên gà. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế bởi làm tăng tỷ lệ FCR, giảm sản lượng chất lượng trứng.

Gà Khó Thở Vì Bị Bệnh IB
Gà Khó Thở Vì Bị Bệnh IB

Bệnh viêm phế quản (IB) là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng trên gia cầm, bệnh được mô tả lần đầu vào năm 1931 tại Mỹ. Nguyên nhân gây bệnh là do Corona virus (ARN virus) gây ra. Đây là bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn, bệnh xảy ra quanh năm và trên mọi lứa tuổi ở gà, với tỷ lệ mắc bệnh 50 – 100%, gây chết 0 – 25%. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với gà con dưới 1 tháng tuổi, và gây thiệt hại nghiêm trọng gà nuôi lấy trứng giống và trứng thương phẩm.

Có nhiều anh em nuôi gà chọi khi thấy gà khò khè, khó thở thì chỉ nghĩ là gà bị bệnh hen, tuy nhiên khi mua thuốc hen về điều trị cho gà thì lại không thấy khỏi. Vậy anh em hết sức lưu ý nhé.

Sơ lược về virus gây bệnh IB trên gà

Virus gây bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious bronchitis: IB) thuộc họ coronavirus, chi coronaviraidae là một ARN virus sợi đơn. IBv là một coronavirus gamma.

Bệnh IB do một virus corona gây ra với các kháng nguyên đa dạng. Vì thế, có rất nhiều chủng được xác định như: Massachusetts, Arkansas 99, Connecticut, O72,… bệnh có thể có những triệu trứng và bệnh tích khác nhau giữa các chủng. Virus có khả năng biến chủng rất cao vì vậy đây là bệnh đang rất được quan tâm trên toàn thế giới.

Virus tồn tại lên đến 1 năm trong phân và chất độn chuồng, tồn tại 4 tuần trong chuồng nuôi. Virus bất hoạt sau 15 phút ở 56°C và sau 90 phút ở 45°C. Trong môi trường kiềm 1% virus tồn tại trong vòng 3 phút. Virus nhạy cảm với hầu hết các chất khử trùng thông thường.

Virus viêm phế quản truyền nhiễm (IBV) có mặt trên toàn thế giới. Gà là vật chủ tự nhiên quan trọng nhất của IBv, mọi lứa tuổi gà có thể bị nhiễm. IBv cũng được phân lập từ các loài khác như chim bồ câu, vịt, le le, công, ngỗng, thiên nga . . .

Một số chủng được tìm thấy trên toàn thế giới, nhưng một số chủng chỉ lưu hành trên một vùng địa lý nhất định. Ví dụ, một số chỉ được tìm thấy ở châu Âu; những chủng khác chỉ có ở Mỹ. Các chủng khác nhau có thể cùng tồn tại và gây bệnh tại cùng một khu vực địa lý.

Bệnh xảy ra nghiêm trọng nhất ở gà dưới 6 tuần tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh là rất cao và tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào độ tuổi của gà khi bị nhiễm, và sự hiện diện của các vi sinh vật kế phát như E. Coli.

Viên phế quản truyền nhiễm ở gà
Viên phế quản truyền nhiễm ở gà

Virus gây bệnh như thế nào.

Sự lây lan của virus

IB là rất dễ lây lan. Thời kỳ ủ bệnh tương đối ngắn (18 – 36 giờ), việc lây lan ra toàn đàn chỉ trong một hoặc hai ngày. Virus IB được lan truyền theo chiều ngang bằng đường không khí, thông qua các dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống và các thiết bị chăn nuôi khác. Cho đến nay việc lây truyền dọc (từ gà mẹ tới gà con thông qua trứng) chưa được xác nhận. Tuy nhiên, nhiễm bẩn ở bề mặt của vỏ trứng với virus IB là một cách để virus có thể lây lan và tồn tại trong trại giống.

Thông gió kém, nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.

Cơ chế gây bệnh

IBv sau khi xâm nhập vào cơ thể nó khu trú và nhân lên nhanh chóng tại đường hô hấp trên. Gây ra các bệnh tích ban đầu như các tế bào tăng sinh, các vết xuất huyết nhẹ cũng bắt đầu xuất hiện. Bắt đầu có những triệu trứng lâm sàng và bệnh tích điển hình của bệnh. Sau một thời gian ngắn, virus có thể được tìm thấy trong thận, đường sinh sản. Một số chủng IBv gây tổn thương ở thận đặc biệt là gà thịt.

Những biểu hiện khi gà mắc bệnh.

Gà ở mọi lứa tuổi dễ bị mắc bệnh nhưng các dấu hiệu lâm sàng có thể thay đổi. Các dấu hiệu đầu tiên công nhận và dễ thấy nhất là những dấu hiệu về đường hô hấp, do đó bệnh có tên là viêm phế quản truyền nhiễm. Tuy nhiên, vi-rút còn có khả năng gây ra bệnh tích trên thận và ống dẫn trứng ở gà đẻ.

Ở gà con:

  • Ủ rũ, giảm ăn, bỏ ăn.
  • Gà bị thiếu nhiệt đứng túm vào nhau, đứng sát nguồn nhiệt.
  • Chảy dịch mũi.
  • Có bọt trong mắt.
  • Thở khó, có tiếng ran.

Gà trưởng thành:

  • Giảm ăn nhẹ.
  • Dấu hiệu hô hấp – thở hổn hển, ho, xuất huyết khí quản và chảy nước mũi.
  • Giảm sản lượng trứng 5 – 10% nếu bệnh kéo dài có thể lên tới 50 -70%.
  • Trứng mỏng vỏ, vỏ không đều, lòng trắng loãng, màu sắc của vỏ trứng mất hẳn.
  • Tỷ lệ ấp nở của trứng có thể bị ảnh hưởng.
Trứng bị biến dạng
Trứng bị biến dạng

Cách điều trị bệnh IB trên gà

Bệnh IB ở gà do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp điều trị hướng đến nâng cao sức đề kháng cho gà, chống vi khuẩn bội nhiễm, kế phát.

  • Sử dụng bóng sưởi để hạn chế gà bị lạnh.
  • Giảm mật độ chuồng nuôi.
  • Đảm bảo khẩu phần ăn.
  • Cho gà uống nước pha thêm các loại thuốc bổ, vitamin, ….
  • Sử dụng kháng sinh đường hô hấp chống vi khuẩn bội nhiễm: doxycilin, tylocin, tilmicosin, ….

Phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh: quản lý đàn gà từ lúc 1 ngày tuổi cùng công tác vệ sinh, sát trùng, chuồng trại có thể hạn chế mầm bệnh.

Phòng bệnh bằng vaccine: để tối ưu hóa công tác phòng bệnh cần sử dụng vaccine phòng bệnh nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Vaccine IB sử dụng nhỏ mắt, nhỏ mũi, pha nước uống.

Với số lượng đàn lớn có thể sử dụng phương pháp phun sương ở độ cao 50cm để cấp vaccine vào hốc mắt, xoang mũi. Kích thước hạt sương khoảng 80 – 120μm.

Như các bạn thấy, bện viên phế quản truyền nhiềm ở gà rất nguy hiểm và hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu cho gà khi bị nhiễm bệnh. Chính vì thế để giảm thiểu rủi ro thì phương pháp phòng chống là điều đặc biệt quan trọng. Các bạn nhớ phải vệ sinh chuồng trại và làm vacxin đúng quy trình cho gà để phòng tránh bệnh này.

Có thể bạn quan tâm