Bạn đang chăn nuôi gà, hoặc nuôi một đàn gà chọi con và thấy hiện tượng cắn mổ nhau làm gà bị thương, chậm lớn, nghiêm trọng hơn là có con bị thương nặng và chết. Vậy hãy đọc bài viết này để hiểu thêm về bệnh gà cắn mổ nhau nhé!
Bệnh cắn mổ nhau là hiện tượng rất phổ biến khi chăn nuôi gà, nhất là trong điều kiện nuôi tập trung, nuôi công nghiệp. Các con trong đàn tự cắn mổ nhau dẫn tới xước da, chảy máy, trụi lông, gày gò chậm lớn, mẫu mã xấu. Hiện tượng cắn mổ nhau ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và doanh thu trong chăn nuôi gia cầm.
- Tham khảo: Gà con mổ hậu môn nhau
Bệnh gà cắn mổ nhau thường biểu hiện:
Gà có thể mổ cắn nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cánh, đuôi, hậu môn,… gây chảy máu. Máu chảy tiếp tục là nhân tố kích thích gà càng mổ cắn nhau.
Khởi đầu chỉ một vài con gà trong đàn mổ cắn, nhưng nếu không can thiệp sớm có thể bùng phát trong đàn và gây thiệt hại nhiều về kinh tế.
Gà mổ cắn nhau nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 10h đến 15h hằng ngày
Vì sao gà cắn mổ nhau?
1. Do môi trường nuôi
Mật độ quá đông, chuồng nóng và độ ẩm cao, không thông thoáng và lưu chuyển không khí kém. Ánh sáng quá mức, trần hoặc mái che chuồng nuôi có mầu sắc sặc sỡ (xanh đỏ, vàng cam). Nồng độ Amoniac ( NH3 ) trong chuồng cao.
2. Do chế độ dinh dưỡng
– Thiếu Vitamin, axit amin, Methionine, Lysine, Cholin….
-Thiếu nguyên tố vi lượng, Mg, I ốt…
-Thiếu khoáng chất: Can xi, Phốt pho…
Thức ăn giầu năng lượng, thiếu chất xơ
- Tham khảo: Bệnh thiếu vitamin và khoáng chất ở gà
a. Nguyên nhân từ thức ăn
– Do không đủ vitamin, vì trong thức ăn công nghiệp người ta thường sử dụng thức ăn dạng khô.
– Do qui trình chế biến thức ăn không thích hợp nên làm giảm đi hàm lượng các chất có trong thức ăn.
– Do dự trữ & bảo quản thức ăn không đúng qui cách.
b. Nguyên nhân do cơ thể vật nuôi:
Mỗi giống nhu cầu sản xuất khác nhau có nhu cầu vitamin, khoáng chất khác nhau.Trong công tác nuôi dưỡng phải luôn chú ý đến điều này.
c. Do môi trường và sự quản trị đàn gà:
– Nuôi nhốt trong nhà thì dễ thiếu vitamin D hơn chăn thả ngoài trời.
– Nuôi trên lồng cần nhiều vitamin B12 hơn nuôi thả dưới nền.
– Nhiệt độ môi trường cao cần nhiều vitamin C hơn nhiệt độ bình thường
3. Do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:
– Thiếu máng ăn, máng uống hoặc phân bổ máng ăn uống không hợp lý.
– Dùng kháng sinh dài ngày.
– Mổ cắn ngón chân thường xẩy ra đối với gà con do bị bỏ đói hoặc do máng ăn treo cao, thiếu máng dẫn đến gà mổ chân mình hoặc chân gà khác.
4. Các nguyên nhân khác
– Rối loạn hocmôn thời kỳ sinh sản, do di truyền của giống.
– Một vài cá thể bị tổn thương gây chảy máu là nạn nhân và là nhân tố kích thích gà cắn mổ nhau.
– Đàn gà có tuổi khác nhau, hoặc có ngoại hình khác biệt vào chung một đàn.
– Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng như: mạt, dệp….
– Đàn gà mắc bệnh truyền nhiễm; hoặc nhiễm giun sán.
- Tham khảo: Cách tẩy giun cho gà
Cách khắc phục hiện tượng gà cắn mổ nhau:
Việc làm đầu tiên khi thấy trong đàn gà có hiện tượng cắn mổ lẫn nhau là tách riêng những con gà cắn mổ nhau sau đó tìm hiểu nguyên nhân và xử lý. Nếu nguyên nhân do thiếu chất thì dùng thuốc BUNG LÔNG BẬT CỰA 007S cho gà uống 1g / 2 lít nước uống liên tục 3 ngày nghỉ 3 ngày từ 2 tuần tuổi đến lúc xuất bán là giải pháp hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất.
Những con gà cắn mổ lẫn nhau sau khi tách riêng cần phải sát trùng vết thương sau đó bôi Xanh methylen vào chỗ bị thương tích rồi chờ thuốc khô 1 2 ngày có thể tiếp tục thả lại vào đàn.
Để hiện tượng gà cắn mổ nhau không diễn ra thì cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh.
– Cần điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp, độ anh sáng phù hợp và bố trí máng ăn máng uống phù hợp
– Bố trí đủ ổ đẻ, nơi để ổ đẻ hơi tối( đối với gà đẻ trứng), không sử dụng bạt trần, bạt ngăn chuống có màu sắc sặc sỡ; hàng rào của chuồng nuôi hoặc khu vặc nuôi không có các vật sắc nhọn làm gà rụng lông, rách da gây thương tích.
– Hạn chế các tác động gây stress: thay đổi thức ăn đột ngột, chuyển chuồng, dồn chuồng,…
– Phát hiện và nhốt riêng những con bị què, tàn tật, thương tích hoặc ngoại hình khác biệt hoặc những con có khối lượng nhẹ so với khối lượng bình quân của toàn đàn.
– Tránh để gà hấp dẫn bởi máu và vết thương.
– Thỏa mãn tập tính đào bới, tìm kiếm của chúng
– Khu vực nuôi bố trí một số bể tắm cát trộn diêm sinh để gà cắn và loại trừ được côn trùng kí sinh như bọ mạt, dệp, …
– Khi sử dụng kháng sinh phòng hoặc điều trị bệnh hoặc bị nhiễm độc tố nấm mốc dùng LESTHIONIN V cho gà uống để giải độc gan thận cấp & tái tạo tế bào gan.
– Nếu có thể hãy cho gà nghe những bản nhạc có giai điệu chậm và tiết tấu nhẹ nhàng.
Nếu bạn nuôi gà với số lượng lớn theo mô hình trang trại thì có thể thực hiện 2 cách sau:
Phương pháp cắt mỏ gà:
Hướng dẫn cách cắt mỏ gà:
Trước khi cắt mỏ cho gà nhịn đói 04h, cho uống nước pha vitaminK chống chảy máu.
– Đối với gà con (nuôi thịt) cắt mỏ khi được 07- 10 ngày tuổi, cắt cả mỏ trên, mỏ dưới, vết cắt cách lỗ mũi 2mm.
– Đối với gà đẻ, gà hậu bị: cắt lúc gà 7- 8 tuần tuổi hoặc 12- 16 tuần tuổi, cắt cả 2 mỏ, mỏ trên cách lỗ mũi 6mm, mỏ dưới dài hơn mỏ trên 3m. Phương pháp này tuy hạn chế được hiện tượng mổ cắn, nhưng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của con gà, đặc biệt khi dùng nó cho hoạt động tín ngưỡng. Ngoài ra, nếu cắt mỏ không tốt thì dễ dẫn tới hiện tượng dập mỏ làm ảnh hưởng tới ăn uống và đề kháng của gà
Phương pháp đeo kính cho gà:
Kính đeo cho gà nhằm cản trở tầm nhìn để gà bớt hung hăng. Tuy nhiên then cài của kính xiên qua lỗ mũi lại là nơi bám bụi bẩn gây nấm mốc hay làm gà bị viêm xoang và ảnh hưởng đến đường hô hấp nên biện pháp này hiện ít người sử dụng.
Chác các bạn thành công!