Trong bộ môn gà chọi nếu bạn có điều kiện đúc gà thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền mua gà và nếu kiên trì bạn sẽ tạo được dòng gà cho riêng mình, từ đó bạn sẽ tạo được danh tiếng và thương hiệu, đây là điều mà tất cả anh em chơi gà chọi đều mong muốn. Tuy nhiên việc đúc gà cũng rất nhiều gian nan và vất vả, đòi hỏi bạn phải chăm chỉ và kiên nhẫn. Hôm nay megachoi.com sẽ chia sẻ với anh em kinh nghiệm đúc gà chọi để anh em tham khảo, có thể giảm bớt thời gian, tiền bạc và công sức.
Để đúc gà chọi hiệu quả thì anh em cần quan tâm những yếu tố sau:
- Chọn gà bố mẹ
- Cách phối giống
- Thời gian đúc gà chọi
- Cách bảo quản trứng
- Phương pháp ấp trứng
1. Chọn gà bố mẹ
Theo kình nghiệm của mình thì gà bố mẹ rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ thành công của gà con. Anh em nên chọn gà bố có tông tử, duyên trường, xương sức tốt, đòn lỗi ok và màu lông cũng rất quan trọng để giúp “đầu ra” của anh em thuận lợi hơn.
Mình thì hay chọn gà cửa trên, màu ô, tía hoặc mơ lối hay để đúc, anh em hạn chế đúc gà cửa dưới vì tỷ lệ thành công không được cao. Việc kết hợp đòn lối gà bố với gà mẹ đến nay vẫn là một vấn đề có nhiều tranh cãi. Với kinh nghiệm của mình thì gà trống lối nào nên đúc với gà mái lối đấy, việc đem 1 con gà trống siêu mé dí vào đúc với 1 con gà mái siêu hầu với ý định có đời con mang lối toàn diện là điều bất khả thi.
Màu lông cũng rất quan trọng vì người chơi gà rất ưa gà chọi màu tía, ô, xám và mào công vẫn được ưa thích nhất. Anh em cũng hạn chế đúc gà lục đinh, nếu bố hoặc mẹ là gà lục đinh thì ra con chắc chắn sẽ có gà lục đinh. Để so sánh 2 con gà có cùng đòn lối nhưng khác nhau giữa có cựa và không có cựa thì giá trị giữa 2 con cũng đã chênh lệch nhau rất nhiều. Vậy nên trước khi đúc anh em hãy nghĩ, đã tốn công sức và thời gian thì hãy lựa chọn bố mẹ kỹ lưỡng để thu lại hiệu quả tốt nhất.
Về tuổi đời thì nên đúc gà bố trong khoảng vụ 2 trở đi đến vụ 4 trở về và mái không nên đúc mái già quá 5 năm.
Một trống có thể cho đi với 5 mái, anh em có thể nhốt lẫn trống với mái nhưng theo kinh nghiệm của mình thì dí mái vẫn là tốt nhất, vừa giúp gà trống “sinh hoạt điều độ” 😀 vừa tránh tình trạng gà mái vặt sạch lông gà trống. Và nên dí vào buổi sáng hoặc buổi chiều, dí luân phiên mái. Một gà mái 2 đến 3 ngày dí một lần vẫn cho tỷ lệ nở lên đến 90% nên anh em cứ yên tâm nhé!
2. Thời điểm đúc gà
Chọn thời điểm đúc gà chọi cũng rất quan trọng vì gà chọi khác với gà nuôi lấy thịt ở khoảng thời gian thi đấu, nếu anh em không căn đúng thời gian thì vào thời kỳ gà trưởng thành bắt đầu lên chuồng, vần 1 2 kỳ lại rơi đúng vào vụ thay lông, anh em sẽ phải chờ đến 4 hoặc 6 tháng để gà thay lông xong….rất mất thời gian….Với thời tiết ở ngoài miền Bắc thì gà bắt đầu thay lông từ tháng 4-5 âm lịch nên anh em cần phải căn sao cho hợp lý. Anh em có thể tham khảo thêm về thời gian thay lông của gà chọi.
3. Không gian đúc gà
Để đạt hiệu quả cao thì không gian đúc gà hết sức quan trọng. Anh em cần chọn chỗ mát mẻ, thoáng khí, có bóng cây thì càng tốt vì sẽ giúp gà ít bệnh và đẻ nhiều hơn. Điều tối kỵ là làm gà bị giật mình bay loạn xạ…có thể bị giập trứng hoặc ngừng đẻ nên anh em hết sức lưu ý.
Về ổ đẻ anh em nên để cao lên so với mặt đất vì theo tập quán gà thích bay lên cao đẻ để bảo vệ trứng. Ổ gà đẻ cũng không nên đặt quá gần nhau hoặc đặt thiếu ổ đẻ sẽ làm gà mái tranh ổ đẻ của nhau dẫn đến trứng bị vỡ và gà sẽ ăn, thấy ngon nó sẽ thành thói quen dẫn đến tình trạng gà mái ăn trứng ngay sau khi đẻ, nhiều trường hợp là gà trống ăn trứng luôn.
4. Thức ăn cho gà đẻ
Thức ăn cho gà đẻ cũng hết sức quan trọng, để gà có đủ chất thì sẽ đẻ nhiều và chất lượng trứng cũng tốt hơn, tỷ lệ nở và sống sót của gà con cũng cao hơn.
Đối với gà mái đẻ nên cho ăn thực phẩm giàu Protein, Canxi như cua, cá, tôm…và tích cực cho gà ăn rau xanh và tuyệt đối không để thiếu nước. Theo mình anh em nên ra cửa hàng thức ăn gia xúc hỏi mua loại thức ăn dành cho gà đẻ, về cho ăn bổ xung với thức ăn bình thường sẽ rất tốt.
Tuyệt đối không cho gà ăn vỏ trứng, nó sẽ hình thành thói quen dẫn đến tình trạng gà mái ăn trứng.
Đối với gà trống đúc anh em có thể bắt riêng ra cho ăn trứng sống trộn lẫn với mật ong thì càng tốt hoặc cho ăn thêm lươn trạch sẽ giúp gà trống sung hơn và tỷ lệ đậu cao hơn.
Tham khảo: Gà Mái Đẻ Giảm, Đẻ Trứng Non
5. Cách bảo quản trứng gà ấp
Bảo quản trứng gà để ấp phải bảo quản nơi thoáng mát, tối, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Xếp trứng vào khay, đầu to hướng lên trên, đầu nhỏ hướng xuống, không xếp chồng trứng lên nhau dễ gây dập, dạn nứt trứng.
Nhiệt độ bảo quản trứng gà ấp dưới khoảng 15 – 18 độ C là tốt nhất.
Nên đảo trứng mỗi ngày 1 lần tránh cho phôi bị sát vỏ.
Không để trứng ở ngoài quá lâu trước khi cho ấp. Mùa đông không quá 7 ngày, mùa hè không quá 4 ngày.
Chú ý: Nhiều anh em để luôn trứng ở ổ để nhưng vẫn đạt tỷ lệ nở rất vao nhưng phải nhớ ổ đẻ phải ở nơi thoáng mát và sạch sẽ tránh trứng bị nhiễm mầm bệnh, sau nở ra gà con sẽ rất yếu.
Tham khảo: Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Nở Của Trứng
6. Giai đoạn ấp trứng
Khi đã đủ số lượng trứng hoặc gà mái đòi ấp thì anh em bắt đầu đưa trứng vào ấp. Anh em có thể chọn ấp bằng máy hoặc cho gà mẹ ấp tùy theo điều kiện và tình huống :D. Mình thì hay cho gà mẹ ấp thấy ổn hơn nhưng nhiều anh em lại “hợp duyên” với máy ấp trứng :D. Nếu anh em cho mẹ ấp thì nên ấp từ 10 đến 12 quả, tất nhiên nhiều anh em ấp 18 đến 20 quả tỷ lệ nở vẫn cao nhưng tốt nhất vẫn là từ 10 đến 12 quả.
Sau khi ấp từ 7 đến 10 ngày thì anh em có thể soi trứng xem tỷ lệ có phôi. Nếu quả nào không có phôi thì bỏ rua luộc cho nhanh còn được miếng 😀 vì để nó cũng thối, không nở được anh em nhé 🙁
Thường thì trứng ấp từ 19 đến 21 ngày là nở, nếu thấy quá thời gian trên mà gà không nở thì anh em biết phải làm gì rồi đấy 😀
Anh em có thể tham khảo thêm 2 cách đúc gà phổ biến là LAI CẬN HUYẾT và LAI XA
Sơ đồ lai cận huyết
Có 3 trường hợp khác nhau khi lai cận huyết là cận huyết sâu – vừa và nhẹ. Phương pháp này đảm bảo dòng thuần và đây là cách để đúc gà giữ dòng an toàn tuyệt đối.
Tham khảo video cách lai cận huyết: https://www.youtube.com/watch?v=muOSqddpV-k
Sơ đồ lai xa
Đây là phương pháp đúc gà mà hai con gà bố mẹ không có bất cứ liên quan huyết thống nào. Thường có 3 loại: lai trực tiếp, lai ba dòng hoặc lai 4 dòng.
Những sai lầm về đúc gà chọi giữ dòng
1. Tông dòng.
Nhiều anh em đúc gà vẫn còn quan niệm sai lầm rằng gà bố hay + mẹ hay ra con cũng hay. Thực tế đã chứng minh kết quả này không hoàn toàn đúng như khi đúc dòng Xám Bất Trị hay Ô Taxi đều không có hậu duệ xuất sắc như đời bố mẹ.
Chính vì thế, khi đúc gà thì cần kiểm chứng qua vài lứa. Chú ý lớn nhất về tính trạng cách đúc gà chọi đòn lối. Nếu giống bố thì cần chọn con mẹ có tải đòn và khung bệ tốt là được. Ngược lại, nếu đòn lối trội về phía gà mẹ hơn thì cần chọn gà bố dẻo dai, bệ khung ổn định chứ không cần đá quá hay.
2. Không quan trọng độ tuổi bố mẹ.
Thực ra độ tuổi sinh sản tốt nhất của gà bố và gà mẹ chỉ 1.5 đến 3 năm tuổi.
Gà bố nếu gá trẻ thì tinh trùng sẽ yếu khiến con sức sống kém. Còn nếu gà mẹ quá non thì gà con sẽ gầy, còi cọc.
Nếu bố mẹ quá già thì cũng khi sinh cũng dễ tạo trứng lỗi, sinh con dị tật. Gà mái quá 3 năm tuổi thì không nên cho ấp nữa.
3. Giữa ấp máy và ấp mẹ.
Đa số những con gà con khi ấp máy đều có phản xạ tự nhiên, thụ động và kém nhạy bén hơn so với gà mái ấp.
Ngoài ra, nếu không cho gà mẹ dẫn con, chúng sẽ bị thiếu phản xạ tự nhiên từ người nuôi (gà mẹ)- điều mà các loài gia cầm dựa vào để phát triển và sinh trưởng bình thường. Gà con cũng sẽ yếu ớt, dễ mắc bệnh hơn so với những con được mẹ ấp và dẫn.
Nếu mọi việc thuận lợi thì sau một thời gian anh em sẽ có những đàn gà con đầu tiên và công việc lúc này lại bắt đầu vất vả. Anh em cần thìm hiểu thêm những bài viết sau:
3 Lưu Ý Khi Nuôi Gà Chọi Mới Nở
Chế Độ Ăn Cho Gà Một Tháng Tuổi
Nói chung đúc gà còn phải hợp duyên nưa, nở ra dc gà con chỉ là bước đầu, sống sót hay ko nữa
Mình đúc nở thì nhiều nhưng cũng hay chết. 10 con may ra được 6 con sống đến lúc mở mỏ
Bác làm vaxin đầy đủ với cho uống thuốc úm tốt vào là sẽ giảm tỷ lệ chết vì bệnh