Cách Phòng Dịch Cho Gà Mùa Mưa Bão

129 Likes 2 Comments

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của những cơn bão nên việc nuôi gà khá vất vả…do mưa lớn kéo dài nên ngoài việc bị ngập lụt khu vực nuôi gà thì các loại bệnh cũng ập đến liên tục, như bệnh phân xanh phân trắng, bệnh cúm gà, bệnh viêm đường hô hấp… Mặt khác, rất nhiều anh em nuôi gà còn chủ quan không phòng bệnh cho gà nên khi bệnh ập đến nó chồng chéo các loại bệnh lên nhau rất khó chữa trị và làm tổn thất không hề nhỏ. Hôm nay megachoi.com sẽ hướng dẫn cho anh em một số cách phòng dịch cho gà vào mùa mưa bão.

Phòng bệnh cho gà mùa mưa bão
Phòng bệnh cho gà mùa mưa bão

Thường thì mưa bão và lũ lụt hay xảy ra vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch, vậy nên anh em chú ý một số biện pháp phòng tránh bão lũ cho gà trước khoảng thời gian này.

– Đảm bảo chuồng trại vững chắc (Tu sửa và chằng chống lại chuồng trại nếu cần thiết). Mái chuồng cần gia cố để hạn chế tốc mái khi có bão. Kiểm tra rèm che chắn đề phòng mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi.

– Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp với số lượng và đặc tính, lứa tuổi của từng giống gà.

– Kiểm tra hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Khơi thông cống rãnh, hạn chế úng ngập khi mưa to. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, cần đôn cao nền chuồng hoặc làm sàn kê cao và có phương án di dời đàn gà khi ngập lụt.

– Dự trữ nguồn thức ăn đàn gia cầm đủ về lượng và đảm bảo về chất. Cần dự trữ thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đủ cho đàn gia cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo, cao để tránh ẩm mốc và mưa tạt hay ngập.

– Cần lưu ý đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho toàn đàn uống. Dự trữ một số hóa chất khử trùng nước để đủ nước sạch uống.

– Dự trữ một số vật tư thuốc thú y cần thiết, vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa,… dùng cho đàn gia cầm khi thời tiết bất lợi.

Đối với anh em nuôi gà chọi thì cần thiết phải chuẩn bị những loại thuốc sau: Thuốc đi ỉa cho gà, thuốc hen, thuốc chữa chướng diều cho gà để khi phát hiện gà có hiện tượng cần cho uống ngay để ngăn chặn lây lan ra toàn đàn.

Thuốc Hen Đỏ
Thuốc Hen Đỏ Của Thái Lan
Đặc trị phân xanh phân trắng
Thuốc đặc trị phân xanh phân trắng của Thái Lan
thuốc chữa chậm tiêu cho gà
Thuốc Chậm Tiêu Tốt Nhất

– Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho đàn gia cầm: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi để hạn chế phát sinh dịch bệnh. Vệ sinh sạch chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để diệt mầm bệnh.

– Chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Đối với đàn gia cầm, cần tiêm vắc-xin phòng bệnh Niu-cát-xơn, Gumboro, cúm gia cầm. Vịt, ngan cần tiêm phòng dịch tả vịt, viêm gan do vi rút, cúm gia cầm, tụ huyết trùng.

– Chủ động phương án thắp sáng và giữ ấm cho đàn gia cầm: Những ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, bếp trấu, củi… để giữ ấm cho đàn gia cầm nhất là trong giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi.

– Đối với những gia đình có đàn gia cầm lớn đã có thể xuất bán thì nên xuất bán nhanh để hạn chế khả năng rủi ro do bão lụt.

Trong và sau mữa bão, lụ lụt các bạn cần phải làm những việc sau:

– Về chuồng nuôi.

Thường xuyên kiểm tra chuồng trại chăn nuôi. Tu sửa, tránh để dột nát ẩm ướt, hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh. Di dời đàn gia cầm lên cao nếu có nguy cơ úng ngập. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp cần bổ sung thêm chất độn chuồng hoặc sưởi để giữ ấm cho đàn gà. Kiểm tra cống rãnh thoát nước, nếu bị tắc phải khơi thông ngay, không để nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi.

Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.

Nước rút đến đâu thì vệ sinh ngay đến đó. Định kỳ 1 – 2 lần/ tuần phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột để tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi. Nên chọn những loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng và có tác dụng diệt trùng nhanh, hoạt lực kéo dài, ổn định.

Chăm sóc gà khi gặp mưa lũ
Chăm sóc cho gà khi gặp mưa lũ

– Cách chăm sóc

Luôn giữ đàn gia cầm nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì gia cầm trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh.

Cung cấp đầy đủ thức ăn sạch, dễ tiêu, đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng lứa tuổi của vật nuôi Đối với gà con ở giai đoạn úm nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Cung cấp đủ nước uống sạch, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa… để nâng cao sức đề kháng.

– Công tác thú y

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho đàn gia cầm theo đúng lịch trình phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Hàng ngày, vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, thu dọn rác thải về đúng nơi quy đinh và có biện pháp xử lý sát trùng.

– Thường xuyên kiểm tra đàn gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi như uể oải, ủ rũ, kém ăn; tình trạng sức khoẻ đàn gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường. Khi nghi ngờ gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, phải báo ngay cho thú y viên hoặc khuyến nông viên cơ sở để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh. Khi có gia cầm ốm, chết phải đào hố, chôn sâu và rắc vôi bột, tuyệt đối không giết mổ, vận chuyển, bán chạy, vứt xác chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.

– Sau bão lũ, khi nước rút cần quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, thu gom rác thải… rồi tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả. Nhanh chóng đưa gia cầm vào chuồng khô và ấm. Thay hoặc bổ sung đệm lót khô cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa cho vật nuôi.

Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, diễn biến khí hậu thời tiết với những trận mưa lũ, nắng nóng ngày càng phức tạp và khó lường trước. Chính vì vậy công tác phòng chống dịch bệnh, giảm thiệt hại cho đàn vật nuôi và gia cầm nói riêng nhất là trong mùa mưa bão cần được các hộ chăn nuôi tổ chức thực hiện chủ động thường xuyên, liên tục. Cần được sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan liên quan, cộng đồng dân cư để đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm và giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi.

Những hình ảnh thiệt hại nặng nề do mữa bão, lũ lụt gây ra:

CHÚ Ý: Để phòng bệnh cho gà thì anh em có thể sử dụng thuốc Thái Lan BIO+B12 thuốc chuyên dụng để úm gà con và phòng bệnh cho gà được các trại gà lớn bên Thái Lan tin dùng và mình ũng đang dùng cho trại gà FC Cafe của mình.

BIO+B12
BIO+B12 Siêu Phẩm Úm Gà Và Phòng Bệnh Cho Gà

1. Dùng để úm gà con

  • Giúp gà con khỏe mạnh, không bị xù lông, rút cổ, phân trắng…
  • Gà con mau lớn, đường ruột khỏe, hấp thu thức ăn tốt
  • Phòng và trị các bệnh như tụ huyết trùng, crd, coryza gây sưng phù đầu mặt, cảm cúm, thương hàn, bạch lỵ…..

CÁCH DÙNG

Pha theo tỷ lệ 1 gam với 1 lít nước hoặc trộn vào thức ăn.

Cho gà dùng liên tục trong 15 ngày đầu tiên sau khi nở.

2. Phòng bệnh cho gà

  • Giúp gà nhanh lớn, tiêu hóa và hấp thụ thức tốt
  • Phòng tránh được các bệnh như tụ huyết trùng, crd, coryza gây sưng phù đầu mặt, cảm cúm, thương hàn, bạch lỵ…..

CÁCH DÙNG

Pha theo tỷ lệ 1 gam với 1 lít nước, hoặc trộn vào thức ăn cho gà ăn.

Dùng định kỳ 1 tháng một lần hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột, trời chuyển mùa, mưa bão.

Có thể bạn quan tâm

Về tôi: Trong Cafe

Mình là Nguyễn Văn Trọng, hơn 10 năm chơi gà chọi mình đã đạt được mọi danh hiệu C1 Miền Bắc nhưng toang cũng khá nhiều. Tóm lại sau gần 10 năm chơi gà được mỗi cái kinh nghiệm. Giờ chia sẻ lên blog này là hết :D Xem thêm...

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.