Trứng Rửa Nước Có Ấp Được Không? Cách Bảo Quản Trứng Gà Ấp

71 Likes Comment

Rất nhiều anh em mới đúc gà có đặt câu hỏi, trứng gà rửa nước có ấp được không? Và cách bảo quản trứng gà ấp như thế nào để khi ấp có tỷ lệ nở cao? Vậy hôm nay megachoi.com mời anh em cùng tham khảo bài viết này để khi đúc gà, trứng có tỷ lệ nở cao nhé!

Trứng gà rửa nước có ấp được không?
Trứng gà rửa nước có ấp được không?

Với câu hỏi trứng gà rửa nước có ấp được không? thì câu trả lời còn phải xem cách bạn rửa như thế nào. Nếu trứng gà bị bẩn và bạn muốn rửa nước cho sạch tức là bạn phải cọ cho hết vết bẩn đó đi thì trứng đó sẽ không ấp được nữa. Nguyên nhân là do trên vỏ trứng có một lớp màng mỏng, lớp màng này giúp thẩm thấu không khí để phôi trứng khi phát triển vẫn có thể hô hấp mà các vi khuẩn bên ngoài lại không xâm nhập được vào trong.

Trứng không thể ấp được khi bị cọ sạch lớp màng mỏng bên ngoài
Trứng không thể ấp được khi bị cọ sạch lớp màng mỏng bên ngoài

Nếu trứng bị dính nước nhưng bạn không cọ mạnh thì lớp màng này vẫn có khả năng chống nước nhất định. Tuy nhiên, khi bạn lau hoặc cọ rửa trứng thì chắc chắn lớp màn bảo vệ này sẽ bị mất đi. Khi mất đi lớp màng bảo vệ này trừ khi bạn ấp trong điều kiện vô trùng nếu không trứng sẽ bị nhiễm khuẩn và thường bị hỏng sau một vài ngày ấp.

Dùng khăn thấm khô trứng có thể ấp được
Dùng khăn thấm khô trứng có thể ấp được

Thông thường, nếu trứng mới mà rửa nước sẽ không bảo quản được lâu mà chỉ để được 3 – 4 ngày trong điều kiện môi trường. Nếu thời tiết lạnh hoặc bảo quản trong tủ lạnh thì có thể bảo quản được trứng đã rửa nước từ 7 – 10 ngày.

Chất lượng con,tỷ lệ nở hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng trứng. Việc lưu trữ và xử lý trứng là vô cùng quan trọng. Xin nhấn mạnh rằng, một khi được đẻ ra, chất lượng trứng không thể cải thiện thêm mà có thể bị hủy hoại nếu việc lưu trữ và xử lý kém. Dưới đây là những yếu tố giúp đảm bảo chất lượng trứng tốt nhất có thể:

Bảo quản trứng gà ấp
Bảo quản trứng gà ấp

1. Lựa chọn trứng: Không nên chọn trứng quá to, quá nhỏ, trứng bị móp méo, có hình thù dị tật hay có vết nứt trên vỏ trứng. Vì những loại trứng này không đạt tiêu chuẩn trứng giống. Những trứng có kích thước quá dài hoặc quá to tròn cũng không nên ấp vì tỉ lệ lòng đỏ và lòng trắng không cân đối. Đối với giống gà nòi thường chọn những quả trứng có trọng lượng từ 40 – 50 gram.

2. Nhiệt độ: Nhiệt độ lưu trữ lý tưởng là từ 15 đến 20 độ C. Trữ ở nhiệt độ quá cao thì tỷ lệ nở sẽ bị ảnh hưởng. Điều này sẽ làm giảm khả năng phát triển bình thường của bào thai. Nếu trữ ở nhiệt độ quá lạnh, vỏ trứng có thể bị vỡ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

3. Độ ẩm: Độ ẩm lý tưởng là từ 75 đến 85% để tránh mất nước trước khi ấp.

4. Thời gian trữ: Thay đổi tùy loài, mùa hè tốt nhất không nên trữ trứng lâu hơn 5 ngày,mùa đông 7 ngày trước khi ấp.Để càng lâu,tỷ lệ nở càng giảm. Từ ngày 7 đến 14, khả năng nở sẽ suy giảm đáng kể. Vitamin bị phân hủy và màng bị mục theo thời gian và vì vậy bào thai sẽ chết yểu.

5. Vệ sinh: Phải loại bỏ những trứng quá dơ, nứt và dị dạng. Trứng dơ có thể được rửa sạch bằng dung dịch vệ sinh trứng. Dung dịch rửa nên ấm hơn so với trứng để sự dãn nở khiến chất dơ có xu hướng đi ra khỏi các mao mạch thay vì đi vào. Luôn nhớ rằng mọi dung dịch đều tẩy bỏ lớp sừng cùng với chất dơ khỏi vỏ trứng và khiến trứng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn trong tương lai.

6. Đảo trứng khi lưu trữ: Trứng phải được đảo mỗi ngày một lần, 45 độ theo hướng này, đảo ngược lại, rồi lại tiến lên. Đảo không đủ sẽ khiến lòng đỏ nổi lên và chạm vào màng vỏ. Nếu lòng đỏ bị chạm thì nó sẽ dính chặt và ngăn cản sự phát triển của bào thai khi ấp trứng.

7. Xử lý trứng một cách cẩn trọng: Trứng cần được xử lý một cách cẩn trọng vì mọi sự va chạm đều có thể phá hủy màng trứng, thậm chí kể cả khi vỏ trứng còn y nguyên. Sự cẩn trọng cũng áp dụng cho cả quá trình ấp. Va chạm có thể làm vỡ mạch máu khiến con non xuất huyết đến chết.

8. Thu hoạch trứng: Thông thường, thời gian tốt nhất để thu hoạch trứng là trước 9 giờ sáng và kiểm tra một lần nữa vào buổi trưa. Trứng không được để trong ổ lâu hơn 24 giờ bởi sẽ có xu hướng nở kém.

9. Hình dạng trứng, cấu trúc và chất lượng vỏ: Một số trứng dị dạng bẩm sinh có tỷ lệ nở thấp hơn bình thường. Trứng nhỏ thường có tỷ lệ lòng đỏ so với lòng trắng cao hơn. Trứng to đôi khi có “hai lòng đỏ” sẽ không nở. Trứng dị dạng thường có tật ở vỏ.

Một số cách bảo quản trứng gà ấp đơn giản.

Xếp trứng vào khay, để dưới gầm giường, mát, có hơi ẩm, tối, nhiệt độ chỉ tầm 20 độ C. Nên đảo trứng mỗi ngày 1 lần để tránh bị sát phôi

Cho cát ẩm vào thau sau đó xếp trứng hướng đầu to lên trên, sau đó để dưới gầm giường. Cũng nên đảo trứng một ngày 1 lần

Xếp trứng vào thau nhôm sau đó đặt nổi trên thùng nước mát và đậy kín thùng nước lại, để thùng nước vào chỗ mát.

Bảo quản bằng tủ lạnh: Bọc trứng bằng một lớp giấy báo, sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh, chỉnh nhiệt độ tủ lạnh lên mức cao nhất (tránh nhiệt độ quá thấp).

LƯU Ý: Trứng phải được lưu trữ với đầu nhọn chúc xuống(đầu to lên trên,đầu nhỏ xuống dưới)

Xem thêm: Gà Chết Trong Trứng, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Có thể bạn quan tâm

Về tôi: Trong Cafe

Mình là Nguyễn Văn Trọng, hơn 10 năm chơi gà chọi mình đã đạt được mọi danh hiệu C1 Miền Bắc nhưng toang cũng khá nhiều. Tóm lại sau gần 10 năm chơi gà được mỗi cái kinh nghiệm. Giờ chia sẻ lên blog này là hết :D Xem thêm...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.