Bệnh Ký Sinh Trùng Đường Máu Ở Gà

62 Likes Comment
moi-ran

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do một chủng loại đơn bào ký sinh trong máu có tên là Leucocytozoon-cauleri gây ra, đây là một họ trùng roi thuộc bộ Haemosporia, ngành Protozoa. Theo thống kê, hiện nay đã có khoảng 67 loài Leucocytozoon gây bệnh. Khi gà bị nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện: Gà bị sốt cao, ít đi lại, mệt mỏi, gà ủ rũ bỏ ăn, màu của mào gà nhợt nhạt, trở nên trắng bệch sau nhiều ngày, gà đi ỉa phân xanh, phân trắng.

Ký Sinh Trùng Đường Máu Ở Gà
Ký Sinh Trùng Đường Máu Ở Gà

Vì gà bị nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu có nhiều biểu hiện giống gà bị đi ỉa phân xanh phân trắng hoặc gà bị nhợt nhạt ốm trong nên mình mời anh em cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này để có phương pháp điều trị.

bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có tỷ lệ và khả năng lây nhiễm thấp giữa các cá thể trong cùng một đàn. Tuy nhiên mức độ gây thiệt hại của nó được các chuyên gia đánh giá là nguy hiểm tương đương với các bệnh truyền nhiễm khác thường gặp ở gà. Tỷ lệ chết khi nhiễm bệnh rất lớn do khi mắc bệnh, hệ miễn dịch suy yếu, kết hợp thiếu máu, làm tăng khả năng nhiễm một số bệnh thứ phát nguy hiểm hơn.

Bệnh diễn ra trong phạm vi lây lan rộng và có tính chất vùng. Đối với một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam luôn có thời tiết oi nóng, độ ẩm cao, là môi trường phát triển thuận lợi cho bệnh dịch diễn biến phức tạp. Do khó có thể kiểm soát được sự phát triển cũng như tiêu diệt được các vật chủ của ký sinh trùng gây bệnh thế nên đây chính là loại bệnh mà người chăn nuôi phải luôn đề phòng và chữa trị kịp thời. Khi dịch bệnh xảy ra, sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho cả đàn gà và người nông dân.

Ước tính, tỷ lệ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà tương đối lớn khoảng 75% với những con gà nhỏ, chưa trưởng thành, khoảng 20% đến 30% đối với gà trưởng thành. Gà bị nhiễm bệnh, đặc biệt là gà đẻ sẽ giảm trọng lượng đáng kể, khả năng đẻ trứng giảm xuống mức 25%, thấp hơn rất nhiều so với bình thường. Theo thống kê, với một đàn gà có số lượng khoảng 1000 cá thể, khi nhiễm bệnh sẽ khiến người chăn nuôi phải gánh chịu thiệt hại lên đến 20 – 25 triệu đồng mỗi tháng.

Nguồn gây ra dịch bệnh này là các loài côn trùng, vật chủ hút máu truyền mầm bệnh cho gà. Chính vì vậy bệnh xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là các quốc gia có điều kiện khí hậu phù hợp cho sự phát triển của các loài côn trùng hút máu. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nắng nóng, độ ẩm cao, có nhiều ao, hồ, kênh, rạch thì các quốc gia Đông Nam Á là vùng rất dễ lây nhiễm dịch bệnh này, trong đó có Việt Nam.

Nguyên Nhân Gây Bệnh:

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà do một chủng loại đơn bào ký sinh trong máu có tên là Leucocytozoon-cauleri gây ra, đây là một họ trùng roi thuộc bộ Haemosporia, ngành Protozoa. Theo thống kê, hiện nay đã có khoảng 67 loài Leucocytozoon gây bệnh.

Đường lây nhiễm của bệnh dịch này là thông qua các tuyến nước bọt của các vật chủ trung gian như muỗi, dĩn… Khi muỗi đốt, hút máu của gà hoặc các loài gia cầm khác sẽ giúp cho đơn bào của ký sinh trùng truyền vào trong máu gà. Đơn bào phát triển và trở thành ký sinh trùng trong hồng cầu. Nhờ có khả năng sinh sản vô tính, ký sinh trùng phá hủy hồng cầu và bạch cầu sau đó di chuyển qua các cơ quan nội tạng khác của gà gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm.

Triệu Chứng:

Tùy thuộc vào vật chủng loại Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng sinh sản và sức khỏe của mỗi con gà mà thời gian ủ bệnh, tình trạng của bệnh sẽ khác nhau. Theo chuyên gia, thời gian ủ bệnh của gà thường dao động khoảng 1 đến 2 tuần.

Có thể phát hiện bệnh này ở gà thông qua một loạt các triệu chứng như: Gà bị sốt cao, ít đi lại, mệt mỏi, gà ủ rũ bỏ ăn, màu của mào gà nhợt nhạt, trở nên trắng bệch sau nhiều ngày. Gà hay bị mất thăng bằng, thở nhanh và có tình trạng thiếu máu. Gà bị tiêu chảy, phân có màu xanh lá cây. Nếu bệnh nặng gà sẽ bị đi ngoài ra máu do đường ruột bị tổn thương. Ngoài ra một số con gà nhiễm bệnh có hiện tượng chảy máu mồm. Cần đặc biệt lưu ý khi số lượng gà xuất hiện các triệu chứng tăng dần trong đàn.

Cách Chuẩn Đoán Bênh:

– Căn cứ vào các triệu chứng của gà khi bị nhiễm bệnh có thể quan sát được như: gà biểu hiện mệt mỏi, ăn không tiêu, đi ngoài ra phân có màu xanh, sốt cao. Gà đẻ bị giảm sản lượng trứng,… Từ đó hỗ trợ bà con có thể đưa ra các chuẩn đoán ban đầu.

– Dựa vào đặc điểm thời tiết, điều kiện khí hậu và độ tuổi của gà. Gà bị nhiễm bệnh thường thuộc nhóm có độ tuổi trong khoảng 35 ngày tuổi trở lên. Cần đặc biệt lưu ý vào những tháng có thời tiết nóng, độ ẩm cao nhiều muỗi, dĩn.

– Căn cứ vào tình trạng bệnh tích điển hình cũng có thể phát hiện gà bị bệnh như gà bị chảy máu ở mồm và mũi; máu loãng, không đông; cơ ức bị khô cứng, loang màu nhạt,…

Biện Pháp Phòng Bệnh:

– Bệnh bị lây qua gà thông qua hoạt động hút máu của muỗi dĩn nên cần phải luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường chăn nuôi, thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng, tránh để muỗi phát triển và sinh sản tại những nơi ao tù, nước đọng.

– Cần phải luôn quan sát tình trạng sức khỏe của đàn gà, có biện pháp chăm sóc hợp lý, nâng cao sức khỏe.

– Thường xuyên bộ sung đầy đủ các yếu chất cần thiết, nâng cao sức đề kháng, sử dụng các thuốc trợ sức, trợ lực như vitamin A, vitamin K, thuốc bổ, men tiêu hóa trong bữa ăn của đàn gà.

– Hòa 1ml SORBITOL HOẶC LIVERCIN trong 1 lít nước cho đàn gà uống hàng ngày giúp giải độc, tăng cường chức năng của gan và thận.

– Cho gà ăn đủ lượng và đủ chất. Kết hợp thêm sử dụng máy băm nghiền đa năng hỗ trợ băm thái đa dạng các loại nguyên liệu, giúp gà hấp thu đủ chất và dễ dàng trong việc tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch.

– Quan sát thường xuyên tình trạng của đàn gà nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, tránh tình trạng lây nhiễm trên bệnh dịch diện rộng.

Phương Pháp Điều Trị:

Khi điều trị cho gà nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu cần sử dụng thuốc đặc trị cho gà theo liều lượng như sau: thuốc dùng cần có các thành phần như Sulfamonothiazine, Sulfadimethoxin, Rigecocin. Liều dùng thuốc khoảng 1gr pha với 2 lít nước. Cho gà uống liên tục từ 5 đến 7 ngày.

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là một bệnh nguy hiểm, mức độ lây lan tuy thấp nhưng rất khó để kiểm soát. Chính vì vậy, bệnh dịch này gây ra nhiều thiệt hại cho cả đàn gà và người chăn nuôi. Để đảm bảo sức khỏe, năng suất cho cả đàn gà, tăng hiệu quả kinh tế thu được cho người chăn nuôi thì cần phải áp dụng những biện pháp phòng bệnh hiệu quả, sát khuẩn định kỳ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe của đàn gà. Cách ly gà bị nhiễm bệnh, tránh làm bùng phát, lây lan dịch trên diện rộng.

Nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh không chỉ giúp hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh dịch mà còn giúp phòng chống, giải quyết một số dịch bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm khác ở gà và các loài gia cầm.

Chúc các bạn nắm vững kiến thức chia sẻ và thực hành chính xác để đem lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất.

Kinh Nghiệm Chơi Gà

Có thể bạn quan tâm

Về tôi: Trong Cafe

Mình là Nguyễn Văn Trọng, hơn 10 năm chơi gà chọi mình đã đạt được mọi danh hiệu C1 Miền Bắc nhưng toang cũng khá nhiều. Tóm lại sau gần 10 năm chơi gà được mỗi cái kinh nghiệm. Giờ chia sẻ lên blog này là hết :D Xem thêm...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.