Bệnh Marek Trên Gà – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

96 Likes Comment

Khi nhận thấy gà của mình có hiện tượng hô hấp khó khăn, liệt chân và cánh, giai đoạn đầu có thể thấy xã cánh, chân đi tập tễnh, 3 ngón chân chụm lại với nhau, sau nặng dần dẫn tới liệt, mắt có phản xạ kém, lâu dần thành mù thì gà của các bạn rất có thể đã nhiễm bệnh Marek. Đây là bệnh truyền nhiễm của gà do một loại virus thuộc nhóm Herpes gây ra.

Bệnh Marek Trên Gà
Bệnh Marek trên gà

Bệnh Marek xuất hiện ở nước ta vào năm 1978 với tên gọi teo chân gà, ung thư gà, hội chứng khối u… Bệnh gây nên bởi Virus Herpes type B. Phương thức lây truyền chính là qua đường hô hấp và ăn uống. Những vẩy bụi da và lông gà nhiễm bệnh Marek giữ được khả năng nhiễm bệnh tới hơn một năm, gà con thường dễ nhiễm bệnh. Khi bị nhiễm virus, gà có thời kỳ ủ bệnh dài, tối thiểu là 28 ngày, thường là 2 tháng sau đó. Khi gà mắc bệnh Marek có tỷ lệ chết cao, có đàn lên tới 60-70%. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có được thuốc để điều trị căn bệnh này. Do vậy, việc nhận biết căn bệnh và các biện pháp phòng chống là vô cùng quan trọng.

Hôm nay megachoi.com sẽ cùng anh em tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh Marek trên gà, hi vọng sau bài viết này anh em sẽ chủ động phòng bệnh cho đàn gà nhà mình.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Marek là bệnh truyền nhiễm của gà do một loại virus thuộc nhóm herpes gây ra. Đến nay người ta đã phân lập được ba type virus herpes:

Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao và thay đổi.

Serotype 2: Những chủng ngoài tự nhiên, không gây khối u.

Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.

Tỷ lệ mắc bệnh từ 10 – 60%.

Tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.

Tất cả các loại gà đều mẫn cảm với bệnh. Gà thường mắc bệnh sau 6 tuần tuổi, xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 8 – 24 tuần tuổi. Ngoài gà còn có ghi nhận bệnh sảy ra trên thủy cầm và các loại chim.

Bệnh có đặc điểm là sự tăng sinh cao độ tế bào lympo dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt.

Bệnh có thể lây lan nhanh, mạnh trên đàn gà vì virus có trong các nang lông. Sau khi nhiễm bệnh 14 ngày, gà con đã lây bệnh cho nhau.

Virus có thể tồn tại nhiều tháng trong môi trường ở nhiệt độ 20-25 độ C và hàng năm ở 4 độ C. Khi xâm nhập vào đàn, virus có khả năng lây lan nhanh giữa gia cầm chưa được tiêm phòng vacxin. Gà nhiễm bệnh tiếp tục mang trùng và là nguồn lây bệnh trong thời gian dài. Virus có thể lan truyền rất xa trong không khí.

Bệnh lây trực tiếp từ gà ốm sang gà khoẻ bằng đường hô hấp và lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và cơ sở ấp trứng có chứa mầm bệnh.

Chú ý: Bệnh không lây qua phôi.

TRIỆU CHỨNG

Bệnh tiến triển chủ yếu ở hai thể cấp tính và mãn tính.

– Thể cấp tính: Chủ yếu ở gà 4 – 8 tuần tuổi, có thể sớm hơn.

Bệnh ít có triệu chứng điển hình, ngoài hiện tượng chết đột ngột. Tỷ lệ chết thường cao, có khi tới 20 – 30%, thường thể hiện triệu chứng ủ rũ và gầy yếu trước khi chết.

Gà ỉa phân lỏng, bỏ ăn và giảm tỷ lệ đẻ, đi lại khó khăn, bại liệt, sã cánh một bên do viêm dây thần kinh vận động.

– Thể mãn tính (thể cổ điển): Chủ yếu xảy ra ở gà 4 – 8 tháng tuổi thường ở hai thể, thể thần kinh và thể mắt.

+ Thể thần kinh: gà bệnh đi lại khó khăn, liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn. Đuôi gà có thể bị rủ xuống hoặc lệnh sang một bên. Cánh sã xuống một bên hoặc cả hai bên.

Gà bị liệt chân do mắc bệnh Marek
Gà bị liệt chân do mắc bệnh Marek

+ Thể viêm mắt: Trong nhiều ổ dịch, gà thường viêm mắt. Bệnh bắt đầu bằng hiện tượng viêm mắt nhẹ. Gà tỏ ra rất mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt trong. Dần dần viêm màng tiếp hợp rồi viêm mống mắt. Mủ trắng đóng dầy khoé mắt, khả năng nhìn kém dần, không mổ trúng thức ăn và cuối cùng có thể bị mù.

Mắt gà kém đi khi bị mắc bệnh Marek
Mắt gà kém đi khi bị mắc bệnh Marek

Kiểm soát bệnh Marek

– Bệnh marek là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc diều trị đặc hiệu.

– Chủ yếu là phòng bệnh.

– Sử dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng đúng quy trình, có bước để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi.

– Cần sử dụng vaccine mareck được bảo quản tốt trong vòng 24h đầu sau khi gà ấp nở.

– Vaccine marek có rất nhiều loại nhưng vaccine ni tơ lỏng đang được sử dụng rộng dãi và có hiệu quả cao.

Xem thêm: Lịch tiêm Vacxin cho gà

Như vậy là các bạn cũng đã thấy được Marek là một loại bệnh khá nguy hiểm cho gà vì tỷ lệ chết sau khi nhiễm bệnh rất cao, có thể lên đến 100% và điều đặc biệt quan trọng là bệnh này hiện tại chưa có thuốc điều trị. Chính vì thế việc phòng tránh hết sức quan trọng nên các bạn thường xuyên phải làm vệ sinh chuồng trại và phung thuốc khử trùng cho trại gà của mình.

Các  bạn có thể tìm hiểu thêm về 2 loại bệnh cũng hết sức nghiêm trọng ở gà mà hiện cũng chưa có thuốc điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Về tôi: Trọng

Mình là Nguyễn Văn Trọng, sống tại thành thị nhưng tâm hồn lại hướng về nông thôn với mô hình vườn cây, ao cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm nên dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu về cách chăn nuôi và trồng trọt. Rất vui khi được giao lưu cùng mọi người có cùng sở thích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *